Răng trẻ em bị vàng – nguyên nhân và cách chữa trị

Thông thường, 6 tháng đến 2,5 tuổi là khoảng thời gian trẻ mọc răng sữa. Răng sữa ở trẻ có khả năng tồn tại đến khi đạt 12 tuổi. Giống như người lớn, răng trẻ em bị vàng là tình trạng khá phổ biến trong giai đoạn này, thậm chí tồn tại ngay cả những trẻ chỉ mới mọc răng. 

Nếu bạn đang có con và răng bé bị ố vàng, có lẽ bạn sẽ băn khoăn không biết nguyên nhân của tình trạng này là gì? Răng trẻ bị vàng phải làm sao? Những thắc mắc của bạn sẽ được Nha Khoa Đại Nam trả lời trong bài viết sau nhé.

Vì sao răng trẻ bị vàng

Giống như người lớn, răng trẻ em cũng cần được trắng sáng và khỏe mạnh. Nhưng đôi khi, chúng ta có thể thấy răng trẻ bị vàng, liệu điều này có phải là biểu hiện của sự không khỏe mạnh ở trẻ hay vì một lý do nào khác.

Vì sao răng trẻ bị vàng? cách chữa trị ra sao với từng trường hợp Vì sao răng trẻ bị vàng? cách chữa trị ra sao với từng trường hợp

Cùng tìm hiểu 8 nguyên nhân chính khiến cho răng bé bị vàng và cách chữa trị hiệu quả:

Do thực phẩm

  • Những thực phẩm con bạn ăn có thể gây ra tình trạng nhiễm màu cho răng. Đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều sắc tố đậm như dâu tây, việt quốc, dâu tằm, mâm xôi, lựu, bánh kẹo, kem, nước ngọt, nước tương… Mức độ nhiễm màu phụ thuộc vào răng của trẻ tiếp xúc với các thực phẩm này có nhiều và thường xuyên hay không. 
  • Các trái cây chứa nhiều axit như quýt, cam, chanh… Tuy có chứa nhiều axit có lợi cho sức khỏe, nhưng các axit này được hấp thụ quá nhiều có thể làm hại men răng và khiến răng của trẻ không thể trắng nổi, thậm chí ăn mòn men răng và gây xỉn màu.
  • Cách tốt nhất là bạn nên vệ sinh, súc miệng sạch sẽ cho con sau khi con ăn các thực phẩm này.

Vệ sinh răng miệng kém

  • Nếu trẻ còn quá nhỏ không thể tự thực hiện vệ sinh răng miệng cho mình, thì bạn nên giúp con thực hiện điều đó. Bạn nên dùng bàn chải lông mềm loại gắn vào đầu ngón tay để vệ sinh răng miệng cho chúng. Bàn chải đánh răng xỏ ngón giúp bạn lồng ngón tay vào và đánh răng cho bé một cách nhẹ nhàng không làm tổn thương đến răng và nướu. Và một chiếc gạc hoặc vải mềm để làm sạch khoang miệng lẫn nướu cho bé.
  • Khi răng trẻ 2 tuổi bị ố vàng, ở độ tuổi này thì trẻ không thích dùng kem đánh răng và hay bị nuốt chúng, bạn nên hướng dẫn trẻ và chọn loại kem đánh răng phù hợp dành riêng cho trẻ em.
  • Còn đối với các bé từ 3 tuổi trở lên, bạn nên hướng dẫn và tạo cho con thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày để giúp răng luôn trắng sáng và khỏe mạnh.

Sâu răng

  • Trẻ có thể đang bị sâu răng, các vi khuẩn sâu răng hoạt động từ các mảng thức ăn bám, sâu răng là nguyên nhân khiến răng trẻ bị ố vàng ở giai đoạn đầu. Để hạn chế sâu răng bạn nên hạn chế cho con ăn các thức ăn có nhiều đường, tăng cường ăn trái cây và rau xanh.

Răng trẻ bị chấn thương

  • Các hoạt động vui chơi có thể làm răng bị chấn thương, tổn thương đến cấu trúc răng bên trong. Răng bị gãy vỡ sẽ làm tác động đến các mạch máu ảnh hưởng đến men răng làm răng không được trắng sáng mà bị ngả vàng. 
  • Trường hợp này bạn nên đưa con đến gặp Bác sĩ để thăm khám tình tình trạng và nhờ sự can thiệp giúp đỡ của các Bác sĩ trước khi có bất cứ rủi ro trầm trọng nào có thể xảy ra cho răng của con.

Di truyền

  • Nếu ông bà, bố mẹ hoặc người thân có cùng huyết thống với bạn mắc các bệnh thiểu sản men răng thì nguy cơ cao con bạn cũng căn bệnh này một cách bẩm sinh và khiến cho răng không được trắng sáng.
  • Hoặc mẹ khi mang thai bị thiếu hụt các dưỡng chất như canxi và flour có thể khiến răng trẻ khi mọc không có màu trắng ngà mà bị đổi màu sang màu vàng. Nhiều trường hợp răng trẻ 1 tuổi bị ố vàng khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. 

Các loại thuốc có hại cho răng

  • Nếu trẻ uống nhiều các thuốc kháng sinh như Tetracycline sẽ khiến răng bị vàng. Thuốc kháng sinh khi kết hợp với Canxi có thể làm hỏng men răng, làm chúng chuyển sang màu vàng hoặc nâu xám vĩnh viễn. Các loại vitamin chứa sắt nếu được trẻ hấp thụ lâu dài cũng sẽ làm hại men răng làm răng ngả vàng.

Răng nhiễm fluor

  • Fluor là chất có thể giúp răng của bạn được chắc khỏe và ngừa sâu răng. Nhưng nếu trẻ bị dư flour, răng có thể bị phản ứng ngược của flour gây sâu răng và ố vàng. Để tránh điều này, bạn không nên cho trẻ uống đồ uống có quá nhiều flour. Flour cùng với canxi có khả năng kiến tạo men răng giúp răng chắc khỏe, 
  • Nếu dùng nước có nồng độ fluor lớn hơn 4ppm sẽ bị nhiễm fluor gây hại cho răng và sức khỏe cơ thể 
  • Theo khuyến cáo của chuyên gia, nồng độ fluor an toàn cho trẻ là mức 2ppm sẽ vừa đủ để răng không bị sâu và bị đổi màu.

Trẻ em mắc một số bệnh lý

  • Các bệnh viêm gan làm vàng da có thể khiến màu răng của trẻ cũng bị thay đổi ngả vàng. Nếu trẻ bị vàng da vàng răng và một số biểu hiện khác của cơ thể thì bạn nên đưa trẻ đến gặp Bác sĩ sớm để phát hiện kịp thời các bệnh lý để điều trị.

Trong nhiều trường hợp, bạn cần đưa con đến gặp Bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân tại sao răng trẻ bị vàng để có những hướng điều trị hiệu quả, an toàn, đảm bảo sức khỏe răng miệng cho con.

Liên hệ ngay với chúng tôi khi có bất cứ thắc mắc nào về răng cho bé, hotline: 096 4444 999 hoặc để lại thông tin đăng ký.

{dangkyngay}

Nguồn bài viết: Răng trẻ em bị vàng – nguyên nhân và cách chữa trị



source https://nhakhoadainam.vn/rang-tre-em-bi-vang-nguyen-nhan-va-cach-chua-tri/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngôi nhà ‘’Ba Gác’’ ồn ào

Nhiệt miệng ở lưỡi và những điều cần biết

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Những lưu ý khi bị nhiệt miệng