Bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Khi răng gặp các khuyết điểm như hô, móm, khấp khểnh, thưa kẽ hay màu sắc bị ố vàng, nhiễm kháng sinh… đều có thể khắc phục tốt bằng bọc răng sứ. Bọc răng sứ không chỉ đem đến thẩm mỹ cho nụ cười mà còn là chiếc áo giáp bảo vệ an toàn cho những chiếc răng yếu. Do đó, bọc răng sứ là giải pháp mà rất nhiều người đã tin chọn.
Tuy nhiên, có nhiều người than phiền rằng họ ăn nhai bị cộm sau khi bọc răng sứ. Vậy bọc răng sứ bị cộm là gì? Chi tiết sẽ có ngay sau đây.
Bọc răng sứ bị cộm – nguyên nhân và những ảnh hưởng
Bọc răng sứ nhai bị cộm là tình trạng mà nhiều người đã gặp phải. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Có ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn nhai không? Cùng Nha Khoa Đại Nam tìm hiểu ngay nhé.
Bọc răng sứ bị cộm là gì?
Bọc răng sứ bị cộm là tình trạng ăn nhai trở nên khó khăn, vướng víu do cảm giác cộm cấn khó chịu. Bạn sẽ không cảm thấy thoải mái trong trường hợp này, thậm chí chúng còn gây ra các tổn thương cho răng và nướu, gây đau đớn.
Bọc răng sứ là kỹ thuật không quá phức tạp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thẩm mỹ cũng như an toàn cho khách hàng, đòi hỏi Bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm và chuyên môn tốt.
Ngoài ra, để bọc răng sứ thành công còn cần rất nhiều yếu tố, nếu không thực hiện tốt các yếu tố đó sẽ phát sinh các rủi ro gây nên tình trạng bọc răng sứ bị cộm. Cùng tìm hiểu xem các yếu tố gây nên tình trạng bọc răng sứ bị cộm là gì nhé.
Nguyên nhân bọc răng sứ bị cộm
Bác sĩ thiếu chuyên môn và kinh nghiệm
Trong quy trình bọc răng sứ, trình độ Bác sĩ được xem là yếu tố quan trọng nhất. Nếu Bác sĩ thiếu kỹ năng chuyên môn hay kinh nghiệm sẽ gây ra các sai sót trong các bước thực hiện.
Sai sót đầu tiên ở bước lấy dấu hàm không chuẩn xác làm các thông số kỹ thuật bị sai, khiến việc chế tác mão răng sứ cũng không đúng theo tỷ lệ răng thật, làm phát sinh khả năng răng sứ gây cộm cấn.
Ngoài ra, nếu Bác sĩ thiếu tay nghề trong quá trình phục hình sẽ làm mão sứ không vừa khít mà gây hở, chênh lệch khớp cắn cũng gây nên tình trạng bọc răng sứ bị cộm. Bên cạnh đó, sự thiếu cẩn trọng trong việc làm sạch cùi răng trước khi thực hiện lắp mão răng sứ lên, các mảng bám và cặn thức ăn chèn ép cũng làm chênh lệch mão sứ.
Thiết kế mão răng sứ không đúng tỷ lệ
Răng sứ tốt ngoài việc đáp ứng tính thẩm mỹ, còn cần kích thước chính xác tuyệt đối. Các kỹ thuật viên chế tác răng sứ thiếu chuyên nghiệp và tay nghề kém, trang thiết bị máy móc thô sơ, phòng thí nghiệm không đủ đáp ứng sẽ khó đảm bảo chế tác một chiếc răng sứ với kích thước hoàn hảo cho bạn.
Nếu Bác sĩ vẫn cố tình gắn mão răng sứ không đúng tỷ lệ này lên cùi răng thật của bạn, chắc chắn sẽ gây nên cảm giác cộm cấn.
Vệ sinh răng miệng không tốt
Vệ sinh răng miệng không tốt sẽ làm phát sinh các cặn thức ăn bám vào các kẽ răng gây cộm cấn, khó chịu trong ăn nhai.
Ngoài ra, chế độ ăn uống không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bọc răng sứ bị cộm. Các thức ăn quá cứng và dai hoặc quá nóng và quá lạnh cũng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng sứ của bạn.
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là gì?
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là tình trạng sai lệch khớp cắn giữa hai hàm, khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến khớp thái dương, gây mỏi hàm khi ăn nhai, thậm chí làm bạn đau đầu rất nguy hiểm.
Nguyên nhân bọc răng sứ làm khớp cắn bị lệch
Giống như việc bọc răng sứ bị cộm, nguyên nhân bọc răng sứ bị lệch khớp cắn cũng bao gồm việc Bác sĩ thiếu kinh nghiệm, trang thiết bị máy móc thô sơ, mão răng sứ không được chế tác chuẩn xác…
Điển hình là việc lấy dấu hàm không đúng, dẫn đến sai số, làm răng sứ được thiết kế không đúng kỹ thuật.
Đặc biệt nếu răng sứ được mài không đều, độ cao thấp không bằng nhau cũng sẽ khiến răng sứ khi lắp lên bị hở kênh làm lệch khớp cắn.
Những ảnh hưởng khi răng bị cộm và lệch khớp cắn do bọc sứ
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Một ảnh hưởng rất dễ nhận thấy của việc răng bị cộm và lệch khớp cắn do bọc sứ đó là mất thẩm mỹ. Đặc biệt, đối với các răng cửa, răng sứ bị cộm sẽ không thể đều đẹp mà trở nên cong vênh, mất đi vẻ tự nhiên vốn có, khiến nụ cười của bạn thiếu tự nhiên và gượng gạo. Răng sứ cong vênh còn làm hở viền nướu gây thiếu tính thẩm mỹ trầm trọng.
Gây khó chịu trong ăn nhai
Răng sứ cộm cấn, lệch khớp cắn, khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn, mỏi hàm, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, răng sứ bị cộm còn làm xâm lấn đến môi, răng và nướu gây ra cảm giác đau đớn, tổn thương không thể ăn uống ngon miệng.
Phát sinh nhiều bệnh lý
Răng sứ bị cộm và sai lệch khớp cắn làm phát sinh ra các khe hở, khiến thức ăn dễ nhét vào tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây nên các bệnh lý nghiêm trọng như hôi miệng, viêm nướu, sâu răng…
Giải pháp khắc phục tình trạng bọc sứ bị cộm và lệch khớp cắn hiệu quả
Răng sứ bị cộm cấn hoặc sai lệch khớp cắn sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Do đó, bạn cần nhanh chóng đến Nha Khoa để các Bác sĩ tiến hành xác định vị trí, nguyên nhân gây cộm cấn, lệch khớp cắn. Tùy theo nguyên nhân mà Bác sĩ sẽ có những giải pháp phù hợp.
Nếu nguyên nhân răng sứ bị cộm là do thức ăn, các Bác sĩ sẽ tiến hành tháo mão răng sứ ra để làm sạch và trám lại.
Nếu mão răng sứ to gây cộm thì cần mài bớt phần răng sứ gây cộm để khắc phục. Nhưng nếu răng sứ làm lệch khớp cắn quá nhiều thì sẽ cần tháo bỏ và thay thế một mão răng sứ mới.
Khắc phục tình trạng răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn sẽ làm bạn mất thời gian và tốn kém thêm tiền bạc. Do đó, bạn nên chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện bọc răng sứ nhằm tránh những biến chứng về sau.
Tại Nha Khoa Đại Nam, chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sắc đẹp của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi luôn tự hào với những ưu điểm vượt trội của mình. Đó là một đội ngũ Bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm công tác trên khắp hơn 30 chi nhánh trên cả nước.
Ngoài chuyên môn, chúng tôi còn chú trọng vào sự tỉ mỉ và tận tâm của chính mình, đặc biệt là trong các khâu lấy dấu hàm và lắp mão răng sứ.
Dành thời gian để khách hàng cảm nhận răng sứ mới trước khi cố định chắc chắn chúng. Điều này sẽ giúp khách hàng biết được răng sứ có bị cộm cấn, lệch khớp cắn hay không để kịp thời sửa chữa, hạn chế tối đa các rủi ro.
Ngoài ra, Nha Khoa Đại Nam còn sở hữu phòng thí nghiệm riêng. Đây là một trong những lợi thế đặc biệt của chúng tôi. Không cần phải mất thời gian, quy trình thiết kế răng sứ được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế các rủi ro và những sai số. Đảm bảo răng sứ được thiết kế phù hợp với kích thước cùi răng của bạn, kiểm soát tốt các rủi ro răng sứ bị cộm và lệch khớp cắn.
Xem thêm: địa chỉ Nha khoa bọc răng sứ tại TPHCM
Liên hệ ngay Hotline Nha Khoa Đại Nam: 096 4444 999 để khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị cộm và lệch khớp cắn.
Nguồn bài viết: Bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
source https://nhakhoadainam.vn/boc-rang-su-bi-com-lech-khop-can/
Nhận xét
Đăng nhận xét