Vì sao răng trẻ bị đen và cách khắc phục răng đen cho bé
Răng trẻ bị đen là tình trạng thường gặp ở nhiều bé, thậm chí xuất hiện ngay khi trẻ vừa mới mọc răng sữa. Răng trẻ bị đen có thể do các tác động bên ngoài hoặc do các yếu tố bên trong, có thể là biểu hiện của các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Do đó, các bật phụ huynh nên tham khảo để có hướng khắc phục kịp thời, ngăn chặn nguy cơ làm nguy hại sức khỏe răng miệng.
Tại sao răng trẻ bị đen
Răng trẻ bắt đầu mọc dần từ 6 tháng tuổi. Trong nhiều trường hợp răng trẻ bị đen khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Phụ huynh nên tìm hiểu và biết cách khắc phục kịp thời, bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe cơ thể của trẻ.
Răng trẻ bị đen có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Dưới đây là 6 nguyên nhân làm răng trẻ bị xỉn đen, cùng Nha Khoa Đại Nam tìm hiểu nhé.
Men răng bị yếu khiến răng trẻ bị đen
Men răng là lớp màn mỏng bao bọc bên ngoài răng của trẻ. Men răng yếu và nhạy cảm, có chất lượng kém có thể do di truyền từ người thân. Men răng yếu, phát triển không tốt dẫn đến hiện tượng răng trẻ xỉn màu, hình thành các đốm đen.
Men răng yếu sẽ làm răng dễ bị sứt mẻ, gãy vỡ khiến vi khuẩn tấn công gây sâu răng và nhiều bệnh lý về răng miệng.
Thói quen ăn uống không khoa học làm răng trẻ bị ố đen
Trẻ em thường yêu thích các đồ ăn ngọt. Nhưng đồ ngọt chính là nguyên nhân hàng đầu làm răng bé bị mảng bám đen. Các loại thức ăn ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có ga, thực phẩm chứa nhiều tinh bột… Những thực phẩm này thường dễ tích tụ trên các kẽ răng, tạo ra các mảng bám làm răng trẻ bị xỉn màu, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và ảnh hưởng đến men răng, gây sâu răng dẫn đến răng trẻ bị đen.
Thiếu chất làm răng bé bị lấm tấm đen
Thiếu chất làm răng không thể khỏe mạnh, men răng không chắc khỏe, màu sắc răng trẻ em bị ố đen. Đặc biệt, canxi, flour là thành phần quan trọng giúp răng chắc khỏe, nếu thiếu đi các chất này men răng sẽ không được hình thành và phát triển chắc khỏe. Men răng khỏe mạnh có khả năng bảo vệ cho răng trẻ, giúp răng trắng sáng, cứng chắc và làm giảm nguy cơ răng trẻ con bị ố đen.
Thiếu vitamin C, vitamin D cũng khiến răng trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công, kém chắc khỏe, làm tăng nguy cơ răng trẻ bị đen.
Răng bị đen do nhiễm kháng sinh
Kháng sinh làm biến màu răng, làm giảm khả năng sinh sản men răng khiến răng trẻ bị đen, xỉn màu. Phụ nữ khi mang thai và trẻ dưới 8 tuổi sử dụng nhiều kháng sinh sẽ làm răng trẻ chuyển màu xám đen.
Thói quen vệ sinh răng miệng kém:
Nếu bạn bận rộn, không thể quan tâm chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ. Trẻ em thường không thích chải răng, thậm chí chúng thường nuốt luôn cả kem đánh răng. Rất khó để hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ. Trong giai đoạn răng sữa, răng trẻ rất dễ hình thành các mảng bám và vi khuẩn tấn công khiến răng trẻ bị ố đen, nhiễm màu.
Do đó, các bật phụ huynh cần lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp và tốt cho trẻ để hình thành thói quen chải răng ngay từ nhỏ.
Cách khắc phục răng trẻ bị đen hiệu quả
Răng trẻ bị đen lâu ngày khiến răng bị mủn và yếu dần, dễ bị sứt mẻ, gãy vỡ. Do đó, bố mẹ cần nhanh chóng tìm ra cách để khắc phục răng trẻ bị đen nhanh nhất có thể để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con.
Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng khoa học cho trẻ
Đối với trẻ nhỏ 1 tuổi, bạn nên sử dụng các băng gạc thấm nước muối sinh lý hoặc nước ấm. Sau đó dùng ngón trỏ rơ lưỡi, làm sạch bề mặt răng, nướu, khoang miệng nhẹ nhàng cho trẻ. Đặc biệt các bật phụ huynh nên vệ sinh cho con khi con mới bú sữa hoặc ăn dặm xong.
Đối với trẻ em được 2 tuổi trở lên, khi răng sữa đã mọc đầy đủ, các bật phụ huynh nên rèn luyện cho con thói quen tự chải răng. Để con tự hình thành thói quen này, phụ huynh tham khảo 5 cách giúp trẻ siêng đánh răng hơn.
Tạo thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ
Xây dựng thực đơn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ, đặc biệt là canxi, flour, vitamin C, vitamin D… giúp tăng cường sức khỏe cho men răng, ngăn ngừa và hạn chế tình trạng răng trẻ em bị xỉn đen.
Các thực phẩm giàu canxi là các loại hạt không chỉ chứa nhiều canxi mà còn cung cấp protein và chất béo lành mạnh, đặc biệt là hạt chia, vừng mè và các loại đậu… Ngoài ra, các thực phẩm như phô mai, sữa chua, trứng, cá hồi, cá mòi…đó là tất cả những thực phẩm rất giàu canxi, làm răng chắc khỏe, hạn chế răng đen ở trẻ.
Bổ sung fluor bằng cách cho trẻ uống đầy đủ nước và ăn các thực phẩm chứa chất Fluor mỗi ngày là việc phòng chống bệnh sâu răng hiệu quả nhất. Hiện nay, đa số các loại nước máy đều được bổ sung Fluor để ngăn ngừa bệnh sâu răng cho cộng đồng.
Ngoài ra, phụ huynh cũng lưu ý cho bé ăn một chế độ cân bằng dinh dưỡng, đa dạng các nhóm chất sẽ giúp bé hấp thụ Fluor tự nhiên, loại bỏ nguy cơ sâu răng làm đen răng trẻ.
Các thực phẩm giàu Fluor bao gồm khoai tây, khoai lang, tôm, cua, nho khô, bột mì, cá thu, cá trích…
Ngoài ra bạn nên cho trẻ ăn đa dạng các loại trái cây, rau xanh để bổ sung lượng vitamin cần thiết, tăng cường sức đề kháng cho răng miệng, hạn chế vi khuẩn tấn công làm răng trẻ bị đen.
Khám răng định kỳ tại Nha Khoa
Khám răng miệng định kỳ không chỉ áp dụng cho người lớn mà cũng rất cần thiết cho trẻ em. Đối với trẻ từ 4-5 tuổi, bạn nên đưa trẻ đến Bác sĩ nha khoa ít nhất 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý, đặc biệt là sâu răng khiến răng trẻ bị đen.
Răng trẻ bị sâu đen và mất sớm sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc của răng vĩnh viễn có thể gây ra các khuyết điểm răng mọc lệch lạc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai khi con lớn lên.
Sở hữu hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh ngay khi còn nhỏ không chỉ tăng thẩm mỹ, giúp hình thành thói quen tốt cho con, đảm bảo sức nhai, dinh dưỡng và sự con phát triển tốt nhất cho con.
Mọi thắc mắc về tình trạng răng trẻ bị đen liên hệ ngay Hotline 096 4444 999 để biết thêm chi tiết.
{dangkyngay}
Nguồn bài viết: Vì sao răng trẻ bị đen và cách khắc phục răng đen cho bé
source https://nhakhoadainam.vn/vi-sao-rang-tre-bi-den-va-cach-khac-phuc-rang-den-cho-be/
Nhận xét
Đăng nhận xét