Răng bị ê buốt khi ăn nóng và lạnh, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Răng bị ê buốt khi ăn lạnh, nóng đồng nghĩa với việc răng đã trở nên yếu và nhạy cảm hơn. Ngoài ăn thực phẩm có nhiệt độ, bạn cũng có thể bị tê răng bởi axit hoặc thậm chí là hơi gió. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục để tránh những hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng về sau.                                            

Tại sao răng bị ê buốt khi ăn nóng hoặc lạnh

tại sao răng bị ê buốt khi ăn nóng hoặc lạnh

Nếu bạn cảm thấy răng bị ê buốt khi ăn nóng hoặc lạnh thì có thể răng của bạn đang trở nên yếu và nhạy cảm. Nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị ê buốt và trở nên nhạy cảm là do phần ngà răng đã bị lộ ra.

Ngà răng có chứa các ống thần kinh nhỏ và các mạch máu nên ngà răng chính là thành phần tạo nên cảm giác của răng. Ngà răng sẽ có cảm giác được với thức ăn nóng, lạnh, chất chua, ngọt và cả các hơi gió lạnh.

Bình thường, ngà răng sẽ được bao bọc bởi lớp men răng mỏng bên ngoài. Tuy nhiên, nếu ngà răng mất đi lớp men răng bảo vệ, khi tiếp xúc với các thức ăn nóng và lạnh sẽ gây nên tình trạng ê buốt, đau nhức tận chân răng. Đó cũng chính là lý do tại sao răng của chúng ta lại bị ê buốt với nhiệt, gây nên cảm giác đau và khó chịu.

Tác nhân gây nên tình trạng răng bị ê buốt khi ăn lạnh và nóng

Do bị các bệnh lý về răng miệng

Sâu răng, răng bị sứt mẻ

Sâu răng có thể tấn công ở mặt bên hay mặt nhai của răng. Từ đó, phả hủy toàn bộ men răng và lấn sâu vào ngà răng. Khi lỗ sâu răng tiến sâu vào ngà răng, axit trong thức ăn hoặc nhiệt độ nóng lạnh có thể làm các mô thần kinh trong ngà răng bị kích thích, gây nên tình trạng răng bị tê buốt.

Cũng giống như sâu răng, các trường hợp răng bị chấn thương như sứt, mẻ, gãy vỡ cũng sẽ khiến răng bị ê buốt khi ăn nóng lạnh. Bởi phần men răng có thể đã bị mất để lộ ngà răng.

xem thêm: Bọc sứ cho răng sâu bao nhiêu tiền, có đau hay không?

Viêm nướu

Viêm nướu lâu ngày gây ra tình trạng tụt lợi, khiến lộ phần chân răng. Cổ chân răng không có nướu bảo vệ sẽ rất dễ bị mài mòn làm lộ phần ngà và dây thần kinh chân răng. Từ đó, viêm nướu khiến răng trở nên nhạy cảm, răng bị ê buốt khi ăn nóng lạnh.

Do thói quen chăm sóc răng miệng chưa tốt

Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Chải răng quá mạnh tay và sai cách gây nên tình trạng men răng dễ bị mòn và tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý cho răng miệng. Bạn có thường chải răng bằng lực rất mạnh? Dùng bàn chải chải sai hướng, chải ngang từ bên này sang bên kia có thể khiến đường viền nướu bị tổn thương và mòn men răng nhanh hơn. Khi men răng bị mòn sẽ gây nên tình trạng ê buốt với nhiệt độ nóng lạnh khi ăn uống.

Chế độ ăn uống không khoa học

Nếu bạn thường xuyên ăn các thức ăn chứa nhiều axit như chanh, dâu tây, dưa chua, nước ngọt chứa gas…qua thời gian chúng có thể sẽ gây mòn răng dẫn tới lộ ngà răng và gây ra cảm giác răng bị ê buốt với thực phẩm nóng lạnh.

Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu chất đặc biệt là canxi và fluor cũng khiến men răng trở nên yếu và nhạy cảm.

Thói quen nghiến răng

Nghiến răng là một trong những thói quen xấu làm hại răng nguy hiểm, khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn với thức ăn nóng và lạnh. Nếu bạn mắc phải tật nghiến răng, về lâu dài có thể khiến bề mặt răng nghiến bị mài mòn, vi khuẩn tấn công gây ra sâu răng… Khi men răng bị loại bỏ, ngà răng bắt đầu lộ dần và tổn thương, gây ê răng khi ăn uống.

Quy trình thẩm mỹ nha khoa sai kỹ thuật

Làm răng sứ thẩm mỹ

Làm răng sứ thẩm mỹ bị ê buốt có thể do răng của bạn yếu và nhạy cảm, chưa quen với mão răng sứ. Tình trạng ê buốt sau khi bọc răng sứ chỉ xuất hiện trong một vài ngày đầu và nhanh chóng kết thúc khi răng của bạn đã thích nghi.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ê buốt với thức ăn nóng lạnh vẫn tiếp diễn thì nguyên dẫn có thể do bọc răng sứ sai kỹ thuật. Răng sứ bị hở gây nên tình trạng răng bị ê buốt khi ăn lạnh nóng, hít gió… Với tình huống ngày bạn cần theo dõi và gặp ngay Bác sĩ để có biện pháp phục hồi và điều trị sớm nhất.

Tẩy trắng răng

Ê buốt sau khi tẩy trắng răng là hiện tượng khá thường gặp. Mặc dù bản thân phương pháp tẩy trắng răng chỉ tác động phía ngoài men răng, không làm hại đến cấu trúc răng thật. Tuy nhiên, đối với nền răng yếu, khi thuốc tẩy ngấm vào men răng tạo hoạt động tẩy trắng sẽ gây nên tình trạng ê buốt răng khi ăn nóng lạnh. Tình trạng ê buốt với nhiệt sẽ nhanh chóng hết trong 1 vài ngày nên bạn không cần phải lo lắng.

Hậu quả của răng ê buốt khi ăn nóng lạnh lâu ngày

hậu quả của răng bị ê buốt khi ăn nóng lạnh

Răng bị ê buốt khi ăn nóng lạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, ăn uống của bạn. Cản trở bạn không thể thưởng thức những món ăn yêu thích hằng ngày. Tuy nhiên, điều đáng lo sợ hơn là răng ê buốt thường đến từ nguyên nhân bệnh lý. Do đó, bạn không nên chủ quan thờ ơ với tình trạng răng bị ê buốt với thức ăn lạnh nóng.

Răng bị ê lâu ngày mà không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ gây ra các hệ lụy khôn lường. Ngà răng bị mòn, tủy răng bị tổn thương gây đau nhức trầm trọng, sau cùng sẽ khiến bạn mất răng vĩnh răng.

Tiếp tục kéo dài tình trạng răng ê buốt với nhiệt sẽ ảnh hưởng đến khoang miệng, hoạt động khoang miệng sẽ bị rối loạn, ảnh hưởng hệ thần kinh, tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác cho cơ thể.

Do đó, khi gặp phải tình trạng ê buốt răng với thức ăn bạn cần tìm ngay nguyên nhân và cách khắc phục cho mình. Nếu tình trạng răng ê buốt là do thói quen vệ sinh răng miệng kém và chế độ ăn uống thiếu khoa học, bạn có thể áp dụng 2 cách khắc phục tình trạng răng bị ê buốt khi ăn nóng lạnh tại nhà ngay sau đây.

Xem thêm: Tại sao đánh răng xong vẫn bị hôi miệng – Nguyên nhân chính

Khắc phục tình trạng răng bị ê buốt khi ăn nóng lạnh tại nhà

Chải răng đúng cách với kem đánh răng chống ê buốt

Thực hiện chải răng ít nhất 2 lần/ ngày, với kem đánh răng có chứa thành phần giảm ê buốt và bàn chải lông mềm hoặc bàn chải điện. Chếch bàn chải 1 góc 45 độ và chải dọc theo các kẽ răng để làm sạch và hạn chế tình trạng tụt nướu.

Tránh ăn các thức ăn nhiều axit, bổ sung chất

  • Các thực phẩm chứa nhiều axit sẽ khiến men răng mau mòn. Bạn cần tránh ăn những thực phẩm quá chua và các loại nước ngọt có ga.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều fluor và canxi giúp răng khỏe mạnh và rắn chắc như nho khô, trà đen, cua, tôm…
  • Các loại thực phẩm giúp chống lại ăn ăn mòn men răng của axit và vi khuẩn làm hại men răng như rau củ quả xanh giàu chất xơ, phô mai, sữa tươi không đường.
  • Nếu bạn vừa ăn các thực phẩm chứa axit đừng vội đánh răng ngay, hãy chờ sau 1 giờ để men răng được ổn định.

Giải pháp chữa răng ê buốt khi ăn lạnh nóng tại Nha Khoa Đại Nam

hệ thống nha khoa đại nam Hệ thống Nha khoa Đại Nam

Răng bị ê buốt bởi các bệnh lý thì không thể điều trị tại nhà. Bạn nên đến gặp Bác sĩ để được thăm khám, điều trị an toàn và hiệu quả hơn. Tùy theo nguyên nhân và bệnh lý các Bác sĩ có thể tiến hành các phương pháp điều trị khác nhau.

  • Trám răng, bọc răng sứ: Nếu răng bị các trường hợp nứt vỡ, sâu, mòn men răng… khiến men răng bị tổn thương, tác động ngà răng và dây thần kinh tủy. Bạn cần đến gặp nha sĩ tại Nha Khoa Đại Nam để trám bít lỗ hổng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ cho phần ngà răng khỏi những tác động của môi trường.
  • Cạo vôi răng: Trường hợp nướu bị viêm thường do cao răng gây nên. Do đó, bạn cần cạo vôi răng để làm sạch các mảng bám vi khuẩn để nướu được khỏe mạnh. Nướu chắc khỏe sẽ bám chắc lên chân răng, bảo vệ cho các dây thần kinh trong phần ngà chân răng. Tại Nha Khoa Đại Nam, cạo vôi răng bằng sóng siêu âm rất nhanh chóng, nhẹ nhàng và không gây đau.
  • Ghép nướu: Trường hợp nướu bị tụt nặng do viêm nướu, viêm nha chu. Các Bác sĩ có thể sẽ tiến hành ghép nướu để bảo vệ chân răng và ngăn chặn tình trạng răng bị ê buốt khi ăn nóng lạnh.
  • Làm máng chống nghiến răng: Thói quen nghiến răng tạo áp lực rất lớn lên bề mặt men và ngà răng. Nếu bạn mắc phải tình trạng nghiến răng bẩm sinh vào ban đêm không thể loại bỏ. Tốt nhất hãy đến gặp Bác sĩ của Nha Khoa Đại Nam nhờ họ thiết kế cho bạn một máng nghiến răng để việc nghiến răng không gây ra các tổn thương cho răng miệng.

Tại Nha Khoa Đại Nam, ê buốt răng với nhiệt còn được điều trị bởi các dung dịch, gel, kem đánh răng chứa thành phần giảm ê buốt cho răng… Quy tụ đội ngũ Bác sĩ giỏi, tận tâm và nỗ lực, Nha Khoa Đại Nam chắc chắn sẽ giúp bạn chấm dứt tình trạng ê buốt răng với nhiệt nhanh chóng và hiệu quả nhất, để bạn có thể thưởng thức những món ăn nóng lạnh mà mình yêu thích mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

{dangkyngay}

Nguồn bài viết: Răng bị ê buốt khi ăn nóng và lạnh, nguyên nhân và biện pháp khắc phục



source https://nhakhoadainam.vn/rang-bi-e-buot-khi-an-nong-va-lanh-nguyen-nhan-va-bien-phap-khac-phuc/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngôi nhà ‘’Ba Gác’’ ồn ào

Nhiệt miệng ở lưỡi và những điều cần biết

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Những lưu ý khi bị nhiệt miệng