Tìm hiểu cùi giả cho răng trước khi bọc răng sứ và chi phí thực hiện

Gắn cùi giả là bước cần có trong một số trường làm răng sứ thẩm mỹ. Nếu bạn đang thắc mắc cùi răng giả là gì, khi nào cần áp dụng thì hãy tham khảo bài viết sau của Nha Khoa Đại Nam.

Tìm hiểu cùi răng giả là gì?

Cùi răng giả là vật liệu được mô phỏng hình dáng của trụ răng trước khi tiến hành bọc răng sứ. Cùi răng giả được áp dụng trong trường hợp mô răng thật không đủ điều kiện kích thước để chịu lực gắn mão sứ lên trên.

tìm hiểu cùi răng giả là gì

Điều kiện để bọc răng sứ là chân răng thật phải còn khỏe mạnh, thân răng không bị gãy mẻ quá lớn, mô răng xung quanh còn lưu giữ được. Tuy nhiên, trong những trường hợp khách hàng bị sâu răng có lỗ hổng lớn, cấu trúc thân răng hầu như bị phá hủy thì cần phải gắn cùi răng giả trước khi bọc sứ. Việc gắn cùi giả sẽ giúp liên kết với mão răng sứ tốt hơn, nâng cao chức năng ăn nhai và tuổi thọ của răng.

Cùi giả có những loại nào

Tại Nha Khoa Đại Nam, có 3 loại cùi răng giả là cùi giả kim loại, cùi giả kim loại phủ sứ và cùi giả toàn sứ. Mối loại cùi răng đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy theo nhu cầu mà bạn có cho mình lựa chọn tốt nhất.

Cùi giả kim loại (cùi giả tiêu chuẩn)

Cùi răng giả kim loại hay còn gọi là cùi răng giả tiêu chuẩn được làm bằng chất liệu kim loại. Hợp chất kim loại không gỉ từ crom – titan – coban hoặc niken – crom – titan.  Cùi giả kim loại ổn định tương đối với răng và nướu.

Ưu điểm của loại cùi kim loại là chi phí thấp, khả năng chịu lực tốt. Tuy nhiên cùi giả kim loại lại kém về mặt thẩm mỹ, màu sắc kim loại không được đẹp và tự nhiên. Do đó cùi răng giả kim loại chỉ thích hợp với các vị trí răng hàm bên trong. Tuổi thọ của cùi răng kim loại từ 5 đến 7 năm.

Cùi răng giả kim loại phủ sứ

Cùi giả kim loại phủ sứ được cấu tạo bởi 2 lớp, bao gồm lõi kim loại giống như cùi răng giả kim loại, sau đó phủ lớp sứ ceramco 3 trắng sáng bên ngoài. Cùi giả kim loại phủ sứ có ưu điểm về tính thẩm mỹ hơn so với cùi giả kim loại hoàn toàn. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì cùi răng giả kim loại phủ sứ cũng bị thâm đen viền nướu. Tuổi thọ của cùi giả kim loại phủ sứ đạt từ 7 – 10 năm.

Cùi răng giả toàn sứ

Cùi răng giả toàn sứ là loại nhất hiện nay với cấu tạo được làm từ sứ nguyên khối, độ bền và tính thẩm mỹ khá cao. Nha khoa Đại Nam sử dụng sứ cercon chất lượng cao để chế tạo, sứ cercon là một trong những loại sứ cao cấp nhất hiện nay.

cùi giả toàn sứ cercon và cùi giả kim loại titan

Màu sắc cùi giả cercon trắng sáng tự nhiên, khả năng chịu lực gấp nhiều lần răng thật. Chúng thích hợp ở các vị trí dù là răng cửa, không bị mài mòn dưới môi trường axit, nước bọt. Cùi giả cercon cho khả năng ăn nhai tốt và thời gian sử dụng lên đến 20 năm

Cùi răng giả cercon thích hợp với mọi đối tượng, không gây các phản ứng sinh học, thích hợp với khách hàng bị dị ứng kim loại.

Gắn cùi răng giả có đau không?

Tại Nha Khoa Đại Nam, gắn cùi răng giả được áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Đội ngũ Bác sĩ Đại Nam là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực răng sứ thẩm mỹ. Chất lượng cùi giả được đảm bảo an toàn và chính hãng.

Gắn cùi giả là một kỹ thuật đơn giản, không quá phức tạp, không xâm lấn nhiều đến mô nướu và răng, do đó bạn không cần phải quá lo lắng. Quá trình gắn cùi giả được thiết lập trình tự, đảm bảo an toàn và không gây đau cho khách hàng.

Điều quan trọng là bạn hãy tìm cho mình địa chỉ nha khoa uy tín, có đầy đủ trang thiết bị máy móc và đội ngũ Bác sĩ giỏi để thực hiện.

Chi phí gắn cùi răng giả tại Nha Khoa Đại Nam 

Loại cùi răng giả Giá (VNĐ) Đơn vị
Cùi giả tiêu chuẩn
500.000
1 răng
Cùi giả Titan
800.000
1 răng
Cùi giả Titan phủ sứ
1.000.000
1 răng
Cùi giả Cercon
4.000.000
1 răng

Mọi thắc mắc về cùi răng giả vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để được tư vấn miễn phí.

{dangkyngay}

Nguồn bài viết: Tìm hiểu cùi giả cho răng trước khi bọc răng sứ và chi phí thực hiện



source https://nhakhoadainam.vn/cui-gia-cho-rang-truoc-khi-boc-rang-su/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngôi nhà ‘’Ba Gác’’ ồn ào

Nhiệt miệng ở lưỡi và những điều cần biết

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Những lưu ý khi bị nhiệt miệng