Đang mang thai có đi cạo vôi răng được không? | Câu trả lời từ Bác sĩ
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường hay thèm các món đồ ăn ngọt kèm theo sự thay đổi nội tiết tố khiến vôi răng dễ xuất hiện hơn thông thường. Cao răng nếu để lâu sẽ rất dễ phát sinh các bệnh lý sâu răng, viêm nướu, nha chu nguy hiểm. Vậy có thai có đi cạo vôi răng được không? Cùng Nha Khoa Đại Nam giải đáp câu hỏi trên ngay sau đây.
Có thai có đi cạo vôi răng được không?
Cạo vôi răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Cạo vôi răng hay lấy vôi răng là kỹ thuật khá đơn giản. Bác sĩ dùng các thiết bị máy móc nha khoa để loại bỏ các mảng bám cao răng trên bề mặt men răng. Cạo vôi răng sẽ không gây các tác động ảnh hưởng đến răng cũng như sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu nên cạo vôi răng để phòng ngừa các bệnh lý và để thai nhi được khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ cần được tuân thủ các nguyên tắc về thời gian và một số lưu ý sau:
Nên cạo vôi răng vào thời điểm nào khi mang thai?
Phụ nữ khi mang thai được chia làm 3 giai đoạn tam cá nguyệt.
Tam cá nguyệt đầu tiên: Là giai đoạn đầu tiên của quá trình mang thai tương ứng với 3 tháng. Ở giai đoạn này thai nhi còn nhỏ sẽ rất yếu và nhạy cảm. Nha Khoa Đại Nam khuyên bạn không nên thực hiện cạo vôi răng trong giai đoạn này.
Tam cá nguyệt thứ 2: Tương đương 3 tháng giữa thai kỳ. Giai đoạn này thích hợp để mẹ thực hiện cạo vôi răng. Lúc này thai nhi đã ổn định và hình thành các cơ quan rõ ràng hơn ở giai đoạn 1.
Tam cá nguyệt thứ 3: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình thai nhi. Lúc này con đã lớn hơn rất nhiều, mẹ cần tránh những thay đổi bất thường ở cơ thể. Do đó giai đoạn này không nên cạo vôi răng. Vì những tác động bất thường của cơ thể mẹ có thể gia tăng các biến chứng sinh non, tiền sản giật…ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và con.
Như vậy, có thai vẫn có thể đi cạo vôi răng, nhưng bạn cần lưu ý đến thời điểm thích hợp. Chỉ trong giai đoạn từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 thai kỳ, mẹ mới có thể thực hiện cạo vôi răng.
Những lưu ý trong quá trình cạo vôi răng an toàn cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ khi mang thai răng sẽ trở nên nhạy cảm và yếu hơn bình thường. Quá trình cạo vôi răng cũng cần thực hiện cẩn thận và an toàn hơn nhiều lần. Tại Nha Khoa Đại Nam, các Bác sĩ luôn tuân thủ 4 lưu ý sau trong quá trình cạo vôi răng cho phụ nữ mang thai.
- Không sử dụng thuốc tê: Các mẹ cần lưu ý không nên tiêm thuốc tê trước khi cạo vôi răng trong quá trình mang thai. Thuốc tê có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Quá trình cạo vôi răng tại Nha Khoa Đại Nam hoàn toàn không gây đau cho nên mẹ không cần phải tiêm tê.
- Không chụp X quang: Cạo vôi răng là kỹ thuật được thao tác trên bề mặt men răng. Thông thường, nếu mẹ không mắc các bệnh lý nghiêm trọng về răng miệng thì không nên chụp X quang.
- Không lấy cao răng bằng phương pháp truyền thống: Các phương pháp cạo vôi răng truyền thống sử dụng dao cạo có thể làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng, không đạt hiệu quả cao. Tại Nha Khoa Đại Nam, chúng tôi sử dụng máy cạo vôi răng sóng siêu âm công nghệ cao giúp khắc phục tình trạng chảy máu khi cạo. Bác sĩ sẽ di chuyển đầu máy nhẹ nhàng để đánh bật các mảng bám mà không gây tổn thương, không làm ê buốt răng.
- Trang thiết bị vô trùng kỹ lưỡng: Tất cả các trang thiết bị máy móc phải được vô trùng sạch và kỹ lưỡng. Tại Nha Khoa Đại Nam, 100% các thiết bị máy móc đều được làm sạch trước và sau khi sử dụng. Sở hữu máy khử trùng Autoclave làm sạch tráng thiết bị cạo vôi răng nhanh chóng hiệu quả.
Tác hại của vôi răng trong thời kỳ mang thai
Vôi răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm nướu, nha chu… Đối với phụ nữ mang thai, vôi răng có thể gây các tác động xấu đến sức khỏe của thai nhi.
Vôi răng làm tăng nguy cơ sinh non và nhẹ cân
Nếu cao răng ở mẹ tích tụ nhiều khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường máu gây nhiễm trùng. Hàm lượng hormone prostaglandin gia tăng đáng kể làm kích thích cơn chuyển dạ sớm. Chuyển dạ sớm đồng nghĩa với việc mẹ sẽ sinh non. Nếu mẹ bị viêm nướu sẽ khiến lượng canxi bé hấp thụ thấp, gây tình trạng nhẹ cân, yếu hơn bình thường.
Suy giảm hệ miễn dịch và tiêu hóa kém ở trẻ
Cao răng lâu ngày tích tụ sẽ phá hủy cấu trúc men răng gây ra bệnh lý sâu răng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sâu răng ở mẹ sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch ở và bộ máy tiêu hóa không tốt. Điều này làm ảnh hưởng sức khỏe và khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho trẻ.
Di truyền men răng yếu và dễ bị bệnh lý răng miệng
Mầm răng của con được hình thành từ trong quá trình mang thai. Do đó, nếu mẹ có men răng yếu thì con sinh ra cũng sẽ sở hữu men răng yếu rất dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng. Vôi răng làm lâu ngày không được loại bỏ sẽ làm mẹ bị sâu răng, trẻ sinh ra cũng có nguy cơ sâu răng cao gấp 2 -3 lần.
Cách chăm sóc răng miệng cho mẹ khi mang thai
Cạo vôi răng là việc cần thiết trong giai đoạn giữa thời kỳ mang thai. Phụ nữ mang thai thường thay đổi nội tiết tố và hormone trong cơ thể làm gia tăng các bệnh lý về răng miệng. Do đó, các mẹ bầu cần tuân thủ thêm các cách chăm sóc răng miệng sau đây:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Dùng bàn chải lông mềm với kích thước thích hợp để làm sạch mảng bám dễ dàng, không gây các tổn thương cho răng và nướu
- Chải răng theo chiều dọc để làm sạch mảng bám dưới nướu, hạn chế cao răng bám
- Trong thời kỳ ốm nghén thường xuyên nôn, mẹ cần súc miệng sạch để hạn chế sâu răng.
Chế độ ăn uống phù hợp
- Hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, tinh bột và đường để tránh nguy cơ gia tăng mảng bám gây cao răng
- Tăng cường ăn rau xanh và trái cây vừa tốt cho con vừa giúp làm sạch răng một cách tự nhiên
- Bổ sung nước đầy đủ để gia tăng lượng nước bọt, tránh vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng
Như vậy, Nha Khoa Đại Nam đã giải đáp xong câu hỏi có thai có đi cạo vôi răng được không. Mọi thắc mắc chưa được giải đáp vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để được tư vấn miễn phí.
Nguồn bài viết: Đang mang thai có đi cạo vôi răng được không? | Câu trả lời từ Bác sĩ
source https://nhakhoadainam.vn/dang-mang-thai-co-di-cao-voi-rang-duoc-khong/
Nhận xét
Đăng nhận xét