Răng mọc chồi là gì? Nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Răng mọc chồi thường gặp ở nhiều người, chúng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về răng mọc chồi và giải pháp khắc phục, mời bạn theo dõi bài viết sau của Nha Khoa Đại Nam.

Răng mọc chồi là gì, tác hại của răng mọc chồi

Hình ảnh răng mọc chồi Hình ảnh răng mọc chồi

Răng mọc chồi là hiện tượng răng mọc khấp khểnh, lệch lạc chồi ra phí ngoài, không thẳng trên cung hàm. Hiện tượng này thường thấy ở các răng khểnh và nhóm răng cửa. Khớp cắn bị sai lệch ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai trầm trọng.

Ảnh hưởng răng mọc chồi

  • Mất thẩm mỹ: Răng mọc chồi, lệch lạc không thẳng hàng sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc môi và khuôn mặt. Điều này có thể làm gương mặt bạn bị mất cân đối, đôi môi không thể khép lại một cách tự nhiên hoặc lệch lạc theo. Chúng thường gây mất tự tin, bạn không thể cười nói một cách tự nhiên khi giao tiếp.
  • Ăn nhai khó khăn: Sự lệch lạc trên khuôn hàm gây sai lệch khớp cắn, khiến bạn ăn nhai không đạt hiệu quả. Nếu tình trạng răng chồi quá mức, ăn nhai lâu dài có thể dẫn đến trật khớp thái dương hoặc tổn thương bề mặt men răng. Thức ăn không được nghiền nát làm gia tăng các bệnh về dạ dày, ảnh hưởng sức khỏe toàn cơ thể.
  • Dễ mắc các bệnh lý răng miệng: Răng mọc chồi tạo các các kẽ rãnh, ngóc ngách nhồi nhét thức ăn, rất khó để vệ sinh sạch. Từ đó, bạn rất dễ bị mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, vôi răng…

Tìm hiểu sáp nha khoa và cách dùng khi niềng răng

Nguyên nhân răng mọc chồi là do đâu?

Răng mọc chồi rất dễ nhận biết ngay từ khi trẻ bắt đầu mọc răng, nguyên nhân có thể từ các yếu tố sau đây:

  • Do di truyền từ bố mẹ, ông bà
  • Do các thói quen xấu như mút ngón tay, đẩy lưỡi, dùng lực mạnh để cắn xé thức ăn khi còn nhỏ gây nên
  • Do răng sữa rụng quá sớm khi răng vĩnh viễn chưa mọc. Vị trí của răng sữa sẽ giúp răng vĩnh viễn mọc thẳng hàng, tuy nhiên nếu răng sữa rụng sớm có thể khiến răng vĩnh viễn mọc lệch. 
  • Do răng sữa không nhổ kịp thời trong khi răng vĩnh viễn đã mọc lên. Răng sữa chiếm vị trí của răng vĩnh viễn, bắt buộc chúng phải mọc chồi ra ngoài.
  • Khi khuôn hàm của trẻ kém phát triển, trong khi các răng lại quá to sẽ khiến răng mọc chen chúc gây nên tình trạng mọc chồi
  • Do trẻ không được bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ hoặc các chấn thương do vui chơi, thể thao khiến mầm răng phát triển không tốt, mọc lệch lạc

Tại sao cần cắm vít khi niềng răng?

Cách chữa răng mọc chồi hiệu quả tại Nha khoa Đại Nam

Răng mọc chồi có thể nhận biết ngay từ khi các con còn nhỏ. Bạn nên đưa con đến gặp Bác sĩ để được thăm khám xác định định trạng.

Cách hữu hiệu nhất để chữa răng mọc chồi là niềng răng. Niềng răng làm nhiệm vụ kéo, dịch chuyển các răng mọc chồi về vị trí phù hợp. Răng đều đặn, cân chỉnh khớp cắn, gương mặt sẽ cân đối, ăn nhai cũng dễ dàng hơn.

Các loại mắc cài trong niềng răng và loại mắc cài nào tốt nhất khi niềng răng?

chữa răng mọc chồi bằng phương pháp niềng răng

Quá trình niềng giúp răng mọc chồi được kéo về từ từ, có thể mất 1 khoảng thời gian dài từ 1 – 2 năm. Niềng răng khá mất thời gian vì chúng không được phép dịch chuyển quá nhanh, tốc độ dịch chuyển cần phải ổn định.

Niềng răng được xem là giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục các tình trạng răng mọc chồi. Chúng không ảnh hưởng và không gây xâm lấn răng, toàn bộ quá trình đều diễn ra rất tự nhiên.

Niềng răng có 4 phương pháp bao gồm niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng invisalign, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng mắc cài mặt trong. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm và mức chi phí dao động khác nhau. Tùy theo tình trạng răng mọc chồi và tài chính, bạn có thể lựa cho mình phương pháp niềng phù hợp.

Hy vọng bài viết sau đây đã giúp bạn hiểu hơn về răng mọc chồi và cách chữa trị. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Nha khoa Đại Nam qua hotline 096 4444 999 để được giải đáp miễn phí.

{dangkyngay}

Nguồn bài viết: Răng mọc chồi là gì? Nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả



source https://nhakhoadainam.vn/rang-moc-choi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngôi nhà ‘’Ba Gác’’ ồn ào

Nhiệt miệng ở lưỡi và những điều cần biết

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Những lưu ý khi bị nhiệt miệng