Tìm hiểu nguyên nhân gây mòn răng và cách điều trị hiệu quả tình trạng này

Mòn răng là hiện tượng răng bị mất đi lượng men răng và ngà răng. Hiện tượng này thường diễn ra âm thầm, khó phát hiện nhưng hậu quả gây ra thì lại rất nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mòn răng, cùng Nha Khoa Đại Nam tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này ngay sau đây.

Tại sao răng lại bị mòn?

Mòn răng vật lý: Các tác động vật lý bên ngoài cũng gây mòn răng như việc chải răng quá mạnh, ăn nhai các thức ăn cứng như nước đá, càng cua, xương sụn, dùng răng cắn xé để mở các túi nilon…Tật nghiến răng khiến các răng bị tổn thương và mòn dần đi, nhai một bên lâu ngày cũng làm cho răng bị mòn.

răng cửa bị mòn

Mòn răng hóa học: Các chất hóa học đặc biệt là tính axit sẽ gây mài mòn răng của bạn nhanh chóng. Các thực phẩm giàu axit gây mòn răng phổ biến như cam, chanh, nước ngọt có gas…sẽ tác động lên vùng men răng để bào mòn chúng.

Mòn răng sinh học: Các bệnh lý bên trong cơ thể như trào ngược dạ dày, bệnh khô miệng, khó tiết nước bọt…tất cả làm gia tăng lượng vi khuẩn và axit có hại đến men răng và sức khỏe răng miệng. Mòn răng còn có thể do các nguyên nhân cơ địa, di truyền khi men răng quá yếu và mỏng dễ bị tác động…

Cách giúp răng lâu rụng ở người già

Biểu hiện của răng bị mòn

  • Răng có màu vàng nhạt, do mô răng có màu sẫm hơn bởi lớp men răng mỏng
  • Răng bị bóng, nhẵn, mất vân răng do hiện tượng mài mòn
  • Răng bị ngắn hơn
  • Bề mặt nhai có các hố lõm nhẵn
  • Răng nhạy cảm, thường bị ê buốt khi gặp nóng lạnh
  • Cổ chân răng bị mòn hoặc mặt nhai răng bị mòn
  • Mòn răng hàm hoặc mòn răng cửa

 Tác hại của mòn răng

  • Chiều dài răng bị rút ngắn lại, màu sắc ố vàng gây mất thẩm mỹ
  • Răng bị mòn dần, lộ ngà và tủy khiến răng ê buốt, nhạy cảm, khi lộ tủy sẽ gây đau nhức dữ dội, nguy cơ mất răng vĩnh viễn về lâu dài
  • Mòn răng, mòn mặt nhai khiến bạn khó ăn nhai, lâu ngày khiến hệ thống cơ nhai phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến co thắt cơ nhai, ảnh hưởng khớp thái dương hàm

Người già bao nhiêu tuổi bắt đầu rụng răng?

mòn răng hàm

Điều trị tình trạng mòn răng

Liệu pháp Flouride cho mòn răng: Quét flouride lên răng giúp phục hồi và bảo vệ lớp men răng khỏi những tác hại bào mòn.

Trám răng mòn: Trám răng giúp phục hồi vị trí men răng bị mòn, khôi phục chiếc răng nguyên vẹn. Tại Nha Khoa Đại Nam, trám răng sử dụng chất liệu composite trắng sáng như màu răng, chi phí trám không cao.

Dán mặt răng sứ cho răng mòn (veneer): Để khắc phục tính thẩm mỹ của các răng mòn, bạn có thể dùng các mặt dán sứ veneer. Mặt dán sứ đem lại màu răng trắng sáng, đều đặn, xóa bỏ các khuyết điểm răng mòn bị ố vàng… Bề mặt mỏng 0.3mm, hạn chế tối đa xâm lấn cấu trúc răng thật.

Bọc răng sứ cho răng mòn: Bọc răng sứ là giải pháp bảo vệ toàn diện tình trạng mòn răng. Mão răng sứ rắn chắc bên ngoài sẽ giúp ngăn chặn các tác động trực tiếp từ axit, lực ăn nhai…

Điều trị mòn răng phụ thuộc vào các yếu tố nguyên nhân, mức độ và loại mòn răng mà bạn đang gặp phải. Các giải pháp điều trị bệnh mòn răng cần dựa trên nguyên nhân gây ra chúng để khắc phục triệt để từ gốc đến ngọn.

Mẹo chữa răng bị vàng hiệu quả ngay tại nhà

Nếu răng mòn bởi các yếu tố vật lý thì bạn cần chú ý lại chế độ ăn uống, chăm sóc răng của mình. Nói không với các tác động lực mạnh như cắn xé vật cứng gây mòn răng. Tham khảo cách chải răng đúng cách, nhẹ nhàng. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều axit, sau khi ăn phải vệ sinh răng sạch sẽ.

Nếu bạn mắc phải thói quen nghiến răng khi ngủ thì hãy đến nha khoa để thiết kế máng chống nghiến, đeo chúng trước khi ngủ để bảo vệ men răng. Để điều trị mòn răng, bạn nên đến gặp trực tiếp Bác sĩ để có giải pháp thích hợp nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999.

{dangkyngay}

Nguồn bài viết: Tìm hiểu nguyên nhân gây mòn răng và cách điều trị hiệu quả tình trạng này



source https://nhakhoadainam.vn/tim-hieu-nguyen-nhan-gay-mon-rang-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-tinh-trang-nay/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngôi nhà ‘’Ba Gác’’ ồn ào

Nhiệt miệng ở lưỡi và những điều cần biết

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Những lưu ý khi bị nhiệt miệng