Tìm hiểu về khớp cắn ngược | chi phí và cách điều trị hiệu quả

Khớp cắn ngược là tình trạng gặp ở nhiều người, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp. Khớp cắn ngược có thể phát hiện ngay ở trẻ nhỏ, do đó phụ huynh cần chú ý cho trẻ điều trị sớm để đạt hiệu quả cao, rút ngắn thời gian và chi phí điều trị.

Khớp cắn ngược là gì?

Khớp cắn ngược là tình trạng hàm trên ngắn, răng bị quặp ngược, hàm dưới phát triển đưa ra phía trước, gây tình trạng sai lệch khớp cắn. Khớp cắn ngược còn được gọi là móm răng. Tình trạng này làm cho gương mặt mất thẩm mỹ, mặt có hình lưỡi cày. Nhiều tình trạng khớp cắn ngược nặng gây khó khăn trong ăn nhai, khớp cắn hay bị trật gây đau quai hàm, ảnh hưởng khớp thái dương, làm bạn khó giao tiếp, thường xuyên nói đớt, ngọng… Đây được chia làm 2 loại là khớp cắn ngược do răng hoặc do hàm.

hình ảnh mô tả khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược do răng là tình trạng móm do răng mọc sai phương gây nên. Khớp cắn ngược do răng thường do răng hàm trên mọc quặp vào trong thay vì theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới. Tình trạng khớp cắn ngược do răng thường xuất hiện ở một vài chiếc răng cửa.

Khớp cắn ngược do hàm là do xương hàm dưới phát triển hơn so với hàm trên. Hàm dưới to hơn, đưa ra làm lệch hẳn so với hàm trên.

Sáp nha khoa là gì?

Tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ bị khớp cắn ngược từ khi mọc răng sữa thì đó có có thể là nguyên nhân do di truyền, thói quen cho trẻ bú bình, nút ngón tay…Phụ huynh cần phải theo dõi quan sát quá trình thay răng của trẻ để kịp thời có cách giải quyết.

Các dấu hiệu cho bạn thấy rõ răng bé bị khớp cắn ngược:

  • Hai hàm răng không cân đối, hàm dưới nằm ngoài hàm trên, vòm hàm trên nhỏ hơn so với vòm hàm dưới
  • Mặt nhai 2 hàm có sự chênh lệch, ít tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với nhau, nhìn thấy rõ ở các nhóm răng cửa, răng nanh
  • Trán mũi cằm bị lệch, gương mặt mất hài hòa khi nhìn nghiêng

Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ được phát hiện sớm sẽ dễ điều trị khắc phục hơn so với người trưởng thành rất nhiều. Do đó phụ huynh cần lưu ý đưa con đến gặp Bác sĩ để có hướng giải quyết tốt nhất. Nếu trẻ nhỏ chưa thay răng sữa hoặc chưa tới độ tuổi niềng răng thì có thể áp dụng hàm trainer để hỗ trợ răng dịch chuyển từ từ. Vậy trẻ em bị khớp cắn ngược có niềng được không?

Khi nào cần cắm vít khi niềng răng?

Khớp cắn ngược có niềng được không?

Khớp cắn ngược có thể niềng được nếu tình trạng này do răng gây ra, không áp dụng trong trường hợp khớp cắn ngược do xương hàm. Bản chất của niềng răng là dùng các khí cụ chỉnh nha để dịch chuyển cho răng về đúng vị trí, giảm tình trạng lệch quặm vào trong, từ đó khắc phục khớp cắn ngược. Do đó, đối với tình trạng khớp cắn ngược do xương hàm phải áp dụng giải pháp phẫu thuật xương hàm để điều trị mới có hiệu quả, niềng răng không có tác dụng.

điều trị khớp cắn ngược

Độ tuổi có thể niềng răng khớp cắn ngược tốt nhất là từ 12 đến 18 tuổi. Lúc này răng đã được thay hoàn toàn, kích thước và vị trí cũng rõ ràng, xương hàm chưa cứng chắc nên răng dịch chuyển dễ dàng và nhanh chóng. Phụ huynh nên cho con niềng răng sớm để rút ngắn thời gian điều trị và chi phí trong quá trình niềng.

Nên chọn loại mắc cài nào khi niềng răng? | Tìm hiểu về răng mọc chồi

Chi phí điều trị răng bị khớp cắn ngược

Chi phí điều trị răng bị khớp cắn ngược phải dựa trên tình trạng thực tế và phương pháp điều trị. Trường hợp khớp cắn ngược do hàm, phải thực hiện phẫu thuật để giải quyết hoàn toàn. Tùy theo sự lựa chọn về mắc cài niềng, chi phí điều trị khớp cắn ngược do răng là như sau:

Phương pháp niềng răng Giá
Niềng răng mắc cài kim loại tiêu chuẩn
19.000.000
Niềng răng mắc cài Sapphire
20.000.000
Niềng răng mắc cài sứ tiêu chuẩn
25.000.000
Niềng răng mắc cài mặt lưỡi (Mặt trong) 60.000.000
Niềng răng invisalign Hàn Quốc 40.000.000
Niềng răng invisalign Mỹ 60.000.000

Liên hệ ngay Hotline 096 4444 999 để được Bác sĩ Nha Khoa Đại Nam thăm khám tình trạng khớp cắn ngược và tư vấn giải pháp miễn phí.

{dangkyngay}

Nguồn bài viết: Tìm hiểu về khớp cắn ngược | chi phí và cách điều trị hiệu quả



source https://nhakhoadainam.vn/tim-hieu-ve-khop-can-nguoc-chi-phi-va-cach-dieu-tri-hieu-qua/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngôi nhà ‘’Ba Gác’’ ồn ào

Nhiệt miệng ở lưỡi và những điều cần biết

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Những lưu ý khi bị nhiệt miệng