Tụt nướu răng có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả theo Bác sĩ Nha khoa
Tụt nướu răng được xem là một bệnh lý khá phổ biến và có thể xảy ra với tất cả mọi người. Đặc biệt là những người từ trên 50 tuổi trở lên, có nguy cơ mắc tụt nướu càng cao. Ở độ tuổi này, răng cũng như cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu lão hóa rõ rệt. Vậy tụt nướu răng là gì? Những dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh tụt nướu răng? Mời các bạn cùng đọc qua bài viết sau của Nha Khoa Đại Nam để có câu trả lời.
Tụt nướu răng là gì?
Tụt nướu răng là tình trạng các rìa của mô nướu bao quanh răng bị teo lại, tụt dần khỏi chân răng, làm lộ chân răng ra ngoài. Đây được xem là một trong các triệu chứng của bệnh nha chu. Tình trạng này rất khó phát hiện liền, mà phải theo dõi qua thời gian. Khi bạn tự nhận thấy chân răng mình dài ra rõ rệt, thì lúc đó bạn đã bị tụt nướu răng. Chính vì thế, bạn cần phải đến bác sĩ để thăm khám, kiểm tra tình trạng răng lợi thường xuyên. Nhằm phát hiện và điều trị tụt nướu răng sớm, tránh để lại các hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe răng miệng của bạn.
Tụt nướu răng để lại hậu quả gì?
- Gây mòn chân răng khi phần lợi bao quanh chân răng bị tụt, làm lộ chân răng ra ngoài. Lúc này vi khuẩn sẽ bị cướp đi lớp men bảo vệ, dẫn đến răng bị yếu đi. Ngoài ra còn khiến răng tổn thương, và nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh, gây ê buốt và chảy máu chân răng.
- Khi nướu bị tụt, các chân răng bị lộ ra sẽ có kẽ hở lớn, làm kẹt thức ăn trong kẽ chân răng gây khó chịu. Tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, làm hôi miệng, viêm lợi, sâu răng, viêm chân răng thậm chí mất răng…
- Gây mất thẩm mỹ cho bộ nhá, tụt nướu khiến răng dài ra, không đồng đều và kèm theo thưa chân răng. Làm cho bệnh nhân có tâm lý e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp.
Nguyên nhân răng bị ê buốt khi ăn nóng, lanh là gì?
Những dấu hiệu cho thấy răng bạn đang bị tụt nướu
Một số dấu hiệu khi bị tụt nướu sẽ trải qua như:
- Răng bắt đầu trở nên nhạy cảm, ê buốt với những thức ăn nóng và lạnh
- Hình dạng của răng bị thay đổi, răng dài ra và chân răng bị thưa dần đi, khoảng cách giữa nướu và răng tăng lên.
- Thường gặp tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa
- Nướu trở nên sưng đỏ, đau nhức
- Hơi thở có mùi khó chịu
- Tình trạng nặng hơn thì răng sẽ bị lung lay
Tại sao nướu răng bị tụt?
Đánh răng không đúng cách
Vệ sinh răng và đánh răng chưa đúng cách nên các mảng bám vẫn còn sót lại. Ngoài ra, việc chà răng quá mạnh, bàn chải có lông chải quá cứng góp phần bào mòn men răng và tụt nướu. Tuy nhiên, tụt nướu cũng có thể xảy ra với người vệ sinh răng miệng tốt.
Mắc các bệnh lý về nướu
Đây là một trong những yếu tố chính dẫn đến tụt lợi, chẳng hạn như bệnh viêm nha chu, nướu răng, viêm lợi. Khi chân răng bị thưa, thức ăn tích tụ lại mở đường vi khuẩn sẽ xâm nhập và phá hủy mô nướu. Làm ảnh hưởng xương răng và tụt nướu, nếu không chữa sớm sẽ gây mất răng và tiêu xương.
Do vôi răng bám
Việc bạn vệ sinh và chăm sóc răng miệng chưa tốt, không đến nha sĩ để cạo vôi răng định kỳ dẫn đến hình thành cao răng. Khiến cho vi khuẩn dễ tấn công men răng và gây tụt lợi.
Do những thói quen xấu
Tụt lợi còn do một số thói quen xấu như: xỉa răng bằng tăm tre làm thưa chân răng, hút thuốc dễ để lại các mảng bám trên răng nhưng khó loại bỏ. Nghiến răng tác động lực mạnh trên răng, lâu ngày dẫn đến tụt nướu. Ngoài ra, còn có một số thói quen khác như: mút tay, nhai kẹo cao su…
Thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố ở nữ qua các thời kỳ như: dậy thì, mang thai và tiền mãn kinh sẽ làm cho lợi trở nên nhạy cảm và dễ dẫn đến tụt nướu.
Do gen di truyền
Các yếu tố di truyền này còn phụ thuộc vào vị trí của răng, và độ dày nướu của người đó, hoặc do bẩm sinh đã có phần lợi bị thu hẹp.
Di chứng do thẩm mỹ để lại
Việc bạn phó thác sức khỏe răng miệng của mình cho những nha khoa không uy tín, bác sĩ không có tay nghề. Điều đó dễ dẫn đến những biến chứng sau phẫu thuật như tụt nướu…
Xỏ khuyên môi hoặc lưỡi
Trang sức kim loại này sẽ gây nên sự cọ sát nướu, và tác động đến mô nướu gây mòn.
Thiếu vitamin C
Vitamin C rất quan trọng trong việc sản sinh ra collagen, giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ và giảm lượng đường trong máu. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng thiếu hụt vitamin C sẽ dẫn đến bệnh nha chu.
Do chấn thương
Việc chấn thương trực tiếp mô nướu có thể làm chấn thương phần nướu như: té ngã, hoặc tai nạn va đập…. Đeo răng giả bán phần không phù hợp cũng là một lý do.
Điều trị tụt nướu răng theo từng tình trạng nặng nhẹ
Chữa trị lợi răng bị tụt tại nhà
Nếu tình trạng tụt nướu của bạn ở mức độ nhẹ chưa dẫn đến ê buốt, nướu tụt chưa làm lộ chân răng nhiều. Thì có thể điều trị bằng cách đến Nha khoa Đại Nam để cạo vôi răng, loại bỏ các mảng bám tác nhân gây tụt lợi.
Cần vệ sinh răng miệng đúng cách, kỹ lưỡng và nhẹ nhàng. Sử dụng bàn chải mềm, và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng thức ăn còn sót, hoặc ngậm gel fluor.
Sử dụng dầu bạch đàn để súc miệng
Dầu bạch đàn là một chất diệt vi trùng chống viêm tự nhiên, có thể điều trị hiệu quả tình trạng tụt nướu và thúc đẩy sự phát triển của mô. Ngoài ra còn có tác dụng loại bỏ vi khuẩn cũng như mảng bám cực kỳ hiệu quả.
Súc miệng bằng dầu dừa hoặc dầu mè
Hai loại dầu này có tác dụng loại trừ mảng bám và giảm viêm nướu hiệu quả. Bạn ngậm một trong hai loại dầu này khoảng 15 đến 20 phút, sau đó nhổ đầu ra và súc miệng bằng nước ấm, và đánh răng.
Súc miệng bằng nước muối
Bạn nên thực hiện hai đến ba lần ngày, điều đó sẽ giúp cải thiện tình trạng nướu tụt một cách tự nhiên.
Sử dụng nha đam
Nha đam rất tốt cho việc làm dịu vết thương bị viêm, chỉ cần một nhánh nha đam vừa đủ bạn chà nhẹ trên vùng nướu 3 đến 5 phút. Sau đó súc miệng lại với nước sach.
Uống trà xanh
Một trong những lợi ích của trà xanh là thúc đẩy sức khỏe răng miệng và chữa lành mô nướu. Uống một tách trà xanh một hoặc hai lần một ngày để đẩy lùi tình trạng tụt nướu một cách tự nhiên.
Tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà không chỉ có mùi thơm, mà còn ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật trong miệng gây tụt nướu. Về mặt phòng ngừa, tinh dầu bạc hà là nguyên liệu chữa tụt nướu hiệu quả.
Sử dụng nghệ
Gel nghệ có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, có thể ngăn ngừa mảng bám và viêm lợi. Vì viêm nướu dẫn đến tụt nướu, sử dụng gel nghệ là một cách tuyệt vời để ngăn chặn điều đó một cách tự nhiên.
Sử dụng tỏi
Trong tỏi có các chất kháng viêm, lưu huỳnh…giúp kháng viêm tốt và có hiệu quả trong điều trị tụt nướu. Bạn giả nát một vài tép tỏi, vắt lấy nước và lấy tăm bông thoa trực tiếp lên vết nướu từ 3 đến 5 phút và súc miệng lại.
Sử dụng mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn và khử trùng tốt nên sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị tụt nướu. Bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó thấm mặt ong lên vùng tụt nướu để 5 phút và súc miệng lại bằng nước sạch.
Nướu răng bị tụt nặng cần phải làm sao?
Đối với tình trạng tụt nướu nặng, chúng ta cần phải đến bác sĩ thăm khám có hướng điều trị phù hợp:
Nạo nha chu
Tụt nướu gây sưng đau và khó khăn trong ăn nhai. Bác sĩ sẽ nạo nha chu để làm sạch vi khuẩn gây hại trong túi nha, sau đó sẽ khâu lại mô nướu trên gốc răng.
Phẫu thuật ghép nướu
Nếu nướu đã tụt hết ra khỏi chân răng, cần phải ghép mô lợi để định hình lại. Bằng cách lấy một phần mô nướu nhỏ nơi khác trong miệng, để che vào phần chân răng bị hở.
Cấy ghép xương
Trong trường hợp tụt nướu sâu làm lộ chân răng, lâu ngày gây phá hủy các mô xương nâng đỡ. Cần phải vệ sinh sạch sẽ loại bỏ vi khuẩn và ghép xương răng phù hợp, sau đó phẫu thuật ghép nướu.
Cách phòng tránh tụt nướu răng
- Cách tốt nhất để ngăn ngừa tụt nướu là bạn phải chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Sử dụng kem đánh răng có fluor , dùng bàn chải có sợi chải mềm và đánh răng ít nhất 2 lần một ngày. Thay bàn chải sau 2 đến 3 tháng, và dùng chỉ nha khoa sau khi đánh răng.
- Bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng và dùng thêm trà xanh, mật ong để ngăn chặn tình trạng tụt nướu.
- Thăm khám răng thường xuyên và cạo vôi răng định kỳ tại Nha Khoa Đại Nam
- Loại bỏ các thói quen xấu và bỏ thuốc lá nếu bạn đang hút thuốc lá.
Qua bài viết trên, chắc các bạn đã hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến tụt nướu. Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tụt nướu. Nếu vẫn còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để được chuyên viên Nha Khoa Đại Nam tư vấn miễn phí.
{dangkyngay}
Nguồn bài viết: Tụt nướu răng có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả theo Bác sĩ Nha khoa
source https://nhakhoadainam.vn/tut-nuou-rang-co-nguy-hiem-khong-cach-dieu-tri-hieu-qua-theo-bac-si-nha-khoa/
Nhận xét
Đăng nhận xét