Mọc răng ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần nắm rõ
Trong quá trình phát triển và trưởng thành của bé, mọc răng ở giai đoạn sơ sinh khiến cho các bậc cha mẹ rất lo lắng. Có thể nói giai đoạn này là thách thức lớn đối với cha mẹ, bởi tính tình của trẻ sơ sinh lúc này rất khó hiểu và khó chiều. Qua bài viết sau sẽ thông tin cho cha mẹ nắm những dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh, để biết cách xử lý với tình trạng này của bé.
Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu mọc răng
Biểu hiện thông thường xuất hiện khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, giai đoạn này trẻ bắt đầu ốm vặt thường xuyên. Lúc này nhiều bậc cha mẹ có thể hoang mang hơn, không biết bé thường xuyên bị ốm vặt là do mọc răng hay thực sự là do ốm vặt.
Những chiếc răng đầu tiên của trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện khoảng từ 4 đến 7 tháng tuổi. Thường là răng cửa hàm dưới sẽ mọc trước và các răng cửa hàm trên sẽ mọc theo sau. Những chiếc răng này, được gọi là răng sữa hay răng rụng.
Quá trình phát triển và lớn lên của bé là một chuỗi những điều tuyệt vời và đầy bất ngờ. Khi trẻ sơ sinh mọc những chiếc răng đầu tiên, sẽ là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của các bậc cha mẹ.
Trẻ sinh ra không có răng trong miệng, trường hợp rất hiếm khoảng 2000 trẻ mới có 1 trẻ sinh ra có răng sẵn mà thôi. Cũng như những quá trình phát triển khác, thời gian mọc răng sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ.
Trẻ bị mủn răng thì phải làm sao?
Những dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh
1. Trẻ quấy khóc nhiều hơn
Thời điểm mọc răng sẽ gây nên nhiều khó chịu cho cơ thể và đau ở vùng lợi, nên dẫn đến trẻ khóc nhiều hơn bình thường.
2. Dẫn đến tình trạng nướu sưng đỏ
nướu sưng đỏ là tình trạng rất thường gặp khi mọc răng không chỉ ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, mà cả người trưởng thành. Thay vì vừng nướu có màu hồng như bình thường thì khi mầm răng dưới lợi có dấu hiệu trồi lên, nướu sẽ bị tác động trực tiếp và gây nên sưng đỏ.
3. Má bỗng dưng đỏ bừng
Một dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh dễ nhận thấy khi mọc răng là bầu má trẻ trở nên đỏ bất thường, bởi sự kích ứng khi mọc răng.
4. Trẻ trở nên cáu gắt hơn
Trẻ sơ sinh trong giai đoạn này sẽ nhạy cảm hơn, thường muốn được bế hoặc vỗ về. Khoảng 2 phần 3 số trẻ mọc răng có dấu hiệu tăng nhạy cảm.
5. Tăng tiết nước bọt
Đó cũng là một dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh, dây thần kinh sinh ba sẽ bị kích thích và tăng tiết nước bọt, khi bé không nuốt kịp thì sẽ chảy dãi quanh miệng hoặc chảy xuống cổ.
6. Trẻ không hợp tác trong việc bú sữa và ăn dặm
Một dấu hiệu khá phổ biến cho việc mọc răng ở trẻ sơ sinh, lúc này phần lợi sẽ sưng đau nên dẫn đến việc trẻ không muốn ăn và bú sữa.
7. Trẻ thích ngậm nhai nghiến đồ vật và tay
Bé muốn cho bất cứ thứ gì bé nhìn thấy vào miệng và cắn, đây là một trong những dấu hiệu mọc răng quan trọng nhất. Trẻ sơ sinh làm vậy vì chúng muốn hết ngứa và những khó chịu khác do răng mọc dưới nướu bằng cách nhai thứ gì đó.
8. Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ tăng lên
Một trong những dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra là nhiệt độ bên trong cơ thể của trẻ tăng nhẹ, khoảng 38 °C trở lên.
9. Trẻ kéo tai
Đây là một dấu hiệu không mấy phổ biến nhưng kéo tai cũng là phương án để trẻ sơ sinh giảm đau ngứa lợi khi mọc răng.
10. Trẻ bị tiêu chảy
Khi tần suất đi ngoài của trẻ hơn 7 lần 1 ngày thì có thể bé đang có dấu hiệu mọc răng. Nếu phân của trẻ toàn nước, thì hãy bổ sung nước cho trẻ để tránh mất nước. Nếu tình trạng nghiêm trong hãy dẫn trẻ sơ sinh đến Bác sĩ.
Ngoài các dấu hiệu trên mọc răng ở trẻ sơ sinh còn có thêm các tình trạng như: phát ban quanh miệng hoặc mông, ho khan, khó ngủ về đêm…
Thứ tự mọc răng sữa thông thường của trẻ sơ sinh
- Răng cửa dưới: thường là những chiếc răng mọc đầu tiên của trẻ sơ sinh, mọc vào 4 đến 7 tháng.
- Răng cửa trên: có xu hướng mọc vào khoảng 6 đến 8 tháng tuổi.
- Răng cửa bên trên: thường mọc vào khoảng 9 đến 11 tháng
- Răng cửa bên dưới: mọc vào khoảng 10 đến 12 tháng
- Răng hàm đầu tiên: những răng nào mọc vào khoảng 12 đến 16 tháng
- Răng nanh (giữa răng cửa bên và răng hàm đầu tiên) – những răng này xuất hiện vào khoảng 16 đến 20 tháng
- Răng hàm thứ hai – chúng mọc vào khoảng 20 đến 30 tháng
- Khi trẻ được khoảng 2 tuổi rưỡi răng sữa sẽ được mọc hết.
Một số cách làm cho trẻ sơ sinh dễ chịu hơn khi có dấu hiệu mọc răng
- Cho trẻ gặm nhấm một vật gì đó đã làm lạnh như: núm vú giả được bỏ tủ lạnh, đồ chơi hoặc vòng mọc răng được làm lạnh ở dạng rắn, không phải dạng lỏng, và phải đảm bảo các đồ vật mà bé chơi khi mọc răng phải sạch.
- Cho trẻ ngậm, nhai bánh quy cứng không có đường dành cho trẻ sơ sinh mọc răng để giảm ngứa lợi.
- Có thể cho con bạn uống nước mát từ cốc sippy nếu bé nhà bạn lớn hơn 6 đến 9 tháng.
- Rửa tay sạch và xoa bóp nướu cho bé để giảm đau lợi.
- Nếu trẻ đã lớn hơn thì cho trẻ ăn những thức ăn được hầm mềm và không phải cần lực nhai nhiều.
Vì sao răng trẻ bị đen?
Một số điều cần tránh khi có dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh
Không cho trẻ chơi với đồ chơi sắc nhọn và đồ chơi vật dụng được làm từ chất liệu nhựa độc hại. Tránh làm tổn thương nướu và ảnh hưởng đến trẻ.
Không cho trẻ ngậm vòng mọc răng đã ngâm chất lỏng ngọt hoặc mật ong cho trẻ ngậm. Điều này có thể gây ra nguy cơ sâu răng, và bác sĩ khuyến cáo trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng mật ong.
Nếu trẻ sơ sinh có những dấu hiệu mọc răng nặng và bất thường như sốt cao, tiêu chảy mất nước… không nên tự ý điều trị tại nhà, mà hãy đưa trẻ đến Bác sĩ để thăm khám. Trẻ sơ sinh là đối tượng rất khó chữa trị, nếu tự chữa sai cách dẫn đến tình trạng nghiêm trọng cho trẻ.
Qua bài viết trên, rất mong những kiến thức mà Nha Khoa Đại Nam cung cấp sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh có con đang là trẻ sơ sinh. Để khi trẻ sơ sinh có những dấu hiệu mọc răng các bậc cha mẹ sẽ không phải hoang mang. Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề này hoặc những vấn đề liên quan đến sức khỏe và vẻ đẹp răng miệng. Hãy liên hệ Hotline 096 4444 999 để được chuyên viên Đại Nam tư vấn miễn phí.
Nguồn bài viết: Mọc răng ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần nắm rõ
source https://nhakhoadainam.vn/moc-rang-o-tre-so-sinh-va-nhung-dieu-cha-me-can-nam-ro/
Nhận xét
Đăng nhận xét