Răng bị đau khi nhai là bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả từ Nha khoa
Răng bị đau khi nhai đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý chưa bộc phát, bạn đừng xem thường vì răng bị đau khi nhai ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống hằng ngày. Đau răng khi nhai sẽ khiến bạn mất hứng, ăn uống mất ngon miệng, nhai nghiền không được thoải mái, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá và sức khỏe của bạn. Vậy răng bị đau khi nhai là bị gì? Cách khắc phục răng bị đau khi ăn nhai? Cùng Nha Khoa Đại Nam để tìm hiểu vấn đề này.
Nguyên nhân dẫn đến răng bị đau khi nhai
Sâu răng, viêm tuỷ
Sâu răng khiến ngà răng bị ảnh hưởng, với những tình trạng sâu răng nhẹ sâu răng chỉ giống như một đốm đen và người bệnh sẽ không thấy đau đớn gì ăn nhai vẫn bình thường. Nhưng khi lỗ sâu răng rộng, sâu hơn khi ăn nhai thức ăn sẽ nhét vào trong lỗ sâu, gây đau răng khi nhai. Ngoài ra kèm theo ê buốt răng và nhạy cảm với những thức ăn nóng, lạnh, nóng, chua, ngọt.
Khi tình trạng sâu răng chuyển nặng hơn sẽ gây nên viêm tủy răng có nghĩa răng lúc này đang bị tổn thương. Khi ăn uống, nhai thức ăn răng bị viêm tuỷ sẽ chịu áp lực tác động đến các dây thần kinh, mạch máu đang chịu tổn thương nên sẽ gây đau răng khi nhai.
Chấn thương vào răng khiến khi nhai răng bị đau
Khi răng bị một lực gì tác tác động mạnh trực tiếp vào răng sẽ gây chấn thương răng. Chấn thương răng thường tác động lên răng và liên quan đến tổn thương xương hàm.
Chấn thương răng sẽ bao gồm chấn thương phục hồi, và không phục hồi phải kể đến như: gãy thân răng và tổn thương chân răng, cũng như các vết bầm tím của răng đi kèm với sự phá hủy tính toàn vẹn cấu trúc của răng (vết nứt, vụn) và trật khớp. Các chấn thương phục hồi hay không phục hồi cấp tính hay mãn tính đều sẽ gây đau nhức khi răng thực hiện chức năng ăn nhai.
Bệnh về nướu
Viêm nướu có biểu hiện viền nướu bị tấy đỏ và sưng ở điểm tiếp xúc với răng gây nên đau rát đau rát, chảy máu nướu và hơi thở có mùi hôi cho người bệnh. Khi bệnh phát triển, cổ răng có thể bị lộ ra bên ngoài, dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt, nhạy cảm với thức ăn hơn. Ngoài ra, theo thời gian, cơn đau tăng lên bạn sẽ gặp tình trạng răng bị đau khi nhai.
Viêm khớp thái dương hàm
Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp thái dương hàm thường do bệnh lý răng miệng. Viêm khớp thái dương hàm gây ra tình trạng viêm mô sụn và các ổ nhiễm trùng có mủ. Hai triệu chứng thường gặp khi mắc phải viêm khớp thái dương hàm là răng bị đau khi nhai và khi ngáp.
Đau răng khi nhai do chỉnh nha sai kỹ thuật
Đây là vấn đề rất nghiêm trọng cho sức khỏe của răng miệng, chỉnh nha sai kỹ thuật không chỉ làm mất thời gian của của bệnh, ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, và còn mang lại nhiều quả quả tệ cho răng miệng như: gây viêm khớp thái dương hàm, làm hỏng khớp cắn, khiến mặt bị biến dạng lệch mặt, viêm nướu…và tất cả những hậu quả trên sẽ gây đau răng khi nhai thậm chí còn làm cho người bệnh khó há miệng.
Lý do bạn cần phải nhổ răng mọc ngầm
Mọc răng cũng làm răng đau khi ăn uống
Răng bị đau khi nhai cũng phổ biến đối với những người đang mọc răng tuy nhiên tình trạng này sẽ sớm kết thúc. Đối với những bệnh nhân mọc răng vĩnh viễn hoặc răng khôn đều phải trải qua cảm giác đau nhức, sưng đỏ bề mặt nướu, khi chiếc răng đang có hiện tượng trồi lên trên bề mặt.
Khi nhai thức ăn cơ hàm sẽ phải hoạt động không tránh khỏi tác động lên vùng răng đang mọc, và các vùng nướu răng xung quanh sẽ có sự ảnh hưởng dẫn đến răng bị đau khi nhai.
Răng bị mài mòn quá mức
Sự mòn răng do nhiều nguyên nhân như: nghiến răng ban đêm, nhai một bên,… Sự mài mòn răng quá mức có thể gây ra có thể làm cho răng nhạy cảm hoặc đau đớn trước các kích thích như lạnh, nóng, axit, ngọt. Răng bị mòn gây viêm tủy răng, nếu không được điều trị kịp thời thậm chí có thể dẫn đến viêm nha chu quanh răng.
Răng bị mòn nhiều và ngắn tạo nếp gấp ở mũi khiến khuôn mặt già đi, mà còn có các triệu chứng rối loạn chức năng như đau và nhức khớp thái dương hàm. Các hậu quả của răng bị mài mòn quá mức đều khiến răng bị đau khi nhai.
Do bọc sứ sai kỹ thuật
Bọc sứ sai kỹ thuật không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng như: viêm lợi, viêm nha chu, răng thật bị hư hỏng, răng trở nên nhạy cảm hơn…những tình trạng trên khiến cho răng bị đau khi nhai.
Một số cách trị đau răng bằng tự nhiên
Giảm đau răng khi nhai bằng dầu dừa và dầu mè
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng chiết xuất từ dầu mè có thể làm giảm các triệu chứng của viêm nướu hoặc bệnh nướu răng, chiết xuất dầu dừa hàng ngày có thể làm giảm mảng bám và viêm nướu, bằng cách ngậm trong vài phút và súc miệng lại bình thường.
Sử dụng lá ổi hoặc gel bôi chiết xuất từ lá ổi
Nhai lá ổi hoặc sử dụng gel bôi có chứa chiết xuất từ lá ổi có thể làm giảm đau và ê buốt răng. Chiết xuất giàu flavonoid trong lá ổi có đặc tính giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn, do đó giúp hạn chế tình trạng răng bị đau khi nhai.
Gel đinh hương hoặc tinh dầu đinh hương
Đinh hương là một phương thuốc truyền thống để chữa đau răng, và nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng này. Bôi gel hoặc dầu đinh hương lên nướu có thể làm giảm tình trạng răng bị đau khi nhai.
Nhai tỏi giảm đau răng khi nhai
Tỏi là một loại siêu thực phẩm được biết đến có thể được sử dụng để điều trị nhiều bệnh, bao gồm cả đau răng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhai một miếng tỏi tạo ra allicin, có tính chất kháng khuẩn và có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng, làm giảm độ nhạy cảm của răng.
Súc miệng bằng nước muối
Một cách khác để giảm đau răng khi nhai là súc miệng bằng nước muối. Nước muối có tác dụng làm dịu vùng nướu bị viêm và giảm vi khuẩn gây hại cho răng miệng.
Giảm tình trạng răng bị đau khi nhai bằng củ nghệ
Củ nghệ là một loại gia vị màu vàng có chứa chất curcumin có tác dụng chống viêm và giảm đau. Bạn có thể giảm đau răng, ê buốt răng bằng cách trộn nghệ và nước, sau đó xoa hỗn hợp vào nướu.
Tất cả các phương pháp dân gian điều trị răng bị đau khi nhai trên sẽ làm giảm cơn đau trong một thời gian ngắn, trong những trường hợp đau răng do bệnh lý nghiêm trọng bạn cần đến gặp bác sĩ để có giải pháp điều trị chuyên nghiệp
Điều trị răng bị đau khi nhai tại Nha Khoa
Nếu bị đau do sâu răng vào giai đoạn đầu, phương pháp điều trị bằng florua có thể giúp phục hồi men răng. Tiếp theo là trám răng là lựa chọn điều trị chính khi sâu răng đã tiến triển ngoài giai đoạn sớm nhất.
Đối với răng sâu hoặc răng yếu đi nhiều, bạn có thể bọc sứ để ăn nhai tốt hơn. Điều trị tuỷ phương pháp điều trị cứu một chiếc răng bị nhiễm trùng hoặc hư hỏng nặng thay vì nhổ bỏ nó.
Một số răng bị sâu đến mức không thể phục hồi và phải nhổ răng. Việc nhổ một chiếc răng có thể để lại một khoảng trống khiến răng khác bị dịch chuyển. Nếu có thể, hãy cân nhắc đến việc làm cầu răng hoặc cấy ghép răng để thay thế chiếc răng đã mất.
Cách phòng tránh các trường hợp đau răng khi nhai
Đánh răng thường xuyên
Ngoài đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy và vào ban đêm trước khi ngủ, bạn cần đánh răng sau khi ăn 30 phút. Việc vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn sẽ giúp răng miệng tránh nguy cơ sâu răng.
Dùng chỉ nha khoa
Đánh răng sẽ chỉ làm sạch bề mặt nhai và các mặt của răng. Vệ sinh răng bằng bàn chải thông thường sẽ không làm sạch kẽ răng rất tốt. Dùng chỉ Nha Khoa là lựa chọn tốt nhất để làm sạch kẽ răng.
Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày để ngăn ngừa tình trạng răng bị đau khi nhai, do vi khuẩn xâm nhập vào răng gây viêm lợi và sâu răng.
Sử dụng kem đánh răng có fluoride
Fluoride làm cho bề mặt của răng trở nên cứng. Khi bề mặt răng cứng khả năng bảo vệ răng và chống chọi trước vi khuẩn gây hại tốt hơn, giảm thiểu tình trạng răng bị đau khi nhai.
Giảm thức ăn và đồ uống có tính axit
Giảm thiểu lượng đồ uống có axit cũng sẽ làm giảm nguy cơ sâu răng, khi nguy cơ sâu răng được giảm bạn sẽ giảm thiểu tình trạng đau răng…
Giảm lượng đường trong thức ăn
Đường là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng, bạn nên hạn chế uống đồ uống và thức ăn có đường.
Tránh ăn thức ăn quá cứng sẽ không làm răng bị đau khi ăn uống
Việc nhai thức ăn cứng thường xuyên sẽ dễ làm răng bạn bị tổn thương. Bạn nên ăn những thức ăn mềm hơn để tránh làm răng bị đau khi nhai.
Những thông tin cần biết về răng số 8
Mang đồ bảo hộ cho mặt khi chơi thể thao
Bạn nên cẩn thận khi hoạt động mạnh và mang đồ bảo hộ hàm khi chơi thể thao mạo hiểm, tránh nguy cơ chấn thương răng.
Khám răng thường xuyên
Nếu bác sĩ phát hiện ra lỗ hổng do sâu răng ở giai đoạn đầu có thể trám răng để ngăn sâu răng. Vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp định kỳ sẽ loại bỏ cao răng và ngăn ngừa các bệnh về nướu. Chụp X – quang răng khi bạn đi khám và làm sạch răng, để kịp thời phát hiện ra những lỗ sâu răng ẩn chưa phát hiện được giúp ngăn ngừa đau răng khi nhai.
Qua bài viết trên, Nha khoa Đại Nam rất mong có thể giúp ích được cho các bệnh nhân gặp tình trạng răng bị đau khi nhai. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về tình trạng răng đau khi nhai hoặc cần tư vấn các dịch vụ nha khoa khác, vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.
{dangkyngay}
Nguồn bài viết: Răng bị đau khi nhai là bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả từ Nha khoa
source https://nhakhoadainam.vn/rang-bi-dau-khi-nhai-la-bi-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-tu-nha-khoa/
Nhận xét
Đăng nhận xét