Sau khi nhổ răng bị chảy máu có sao không? Những cách cầm máu hiệu quả

Chảy máu sau khi nhổ răng là hiện tượng xảy ra rất phổ biến, và hầu như các trường hợp nhổ răng nào ít nhiều cũng xảy ra tình trạng chảy máu. Chảy máu sau nhổ răng là điều bình thường, nhưng chảy máu quá nhiều và kéo dài sau khi nhổ răng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Cùng Nha khoa Đại Nam tìm hiểu nguyên nhân chảy máu sau khi nhổ răng và các cách cầm máu nhổ răng.

Chảy máu sau khi nhổ răng có sao không?

chảy máu sau khi nhổ răng có sao không

Chảy máu sau khi nhổ răng là hiện tượng hết sức bình thường, bởi lúc này nướu của bạn đang bị tổn thương. Răng lợi vừa mới trải qua tiểu phẫu nên các mạch máu chưa thể lành lặn và hồi phục lại. Tình trạng này thường nghiêm trọng hơn đối với các ca nhổ răng khôn. Bạn cần nhanh chóng thực hiện thao tác cầm máu sau khi nhổ răng, để tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Nhưng nếu chảy máu kéo dài và liên tục sau khi nhổ răng, đó được xem là hiện tượng bất thường cần phải xử lý. Nếu bạn để tình trạng chảy máu liên tục sau khi nhổ răng sẽ dẫn đến các hậu quả như:

  • Làm cho cơ thể suy nhược và kiệt quệ trầm trọng, sức khỏe của bạn trở nên kém, buồn ngủ, tụt huyết áp và đau đầu. Những bệnh nhân chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng sẽ có làn da nhợt nhạt. Trường hợp mất máu nhiều sau nhổ răng có thể gây bất tỉnh, bạn cần phải có biện pháp cầm máu nhổ răng sớm nhất có thể.
  • Trường hợp không có cục máu đông bao vết thương sau khi nhổ dễ khiến các mảnh thức ăn, vi sinh vật nguy hiểm và vi khuẩn có thể xâm nhập. Sau một thời gian sẽ dẫn đến thối rữa vết thương.
  • Răng chảy máu không ngừng sau khi nhổ sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như: viêm phế nang, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tủy xương… Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu nhiệt độ cơ thể tăng mạnh, cơn đau dữ dội, vết thương xuất hiện dịch mủ, khả năng vết thương đã nhiễm trùng là 99%.

Một số nguyên nhân xảy ra tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng

  • Chảy máu sau nhổ răng do bệnh nhân mắc hội chứng suy giảm đông máu khó hình thành cục máu đông để bít lỗ nhổ.
  • Viêm nhiễm vùng răng đã nhổ, sau khi nhổ răng, vết nhổ phải được sát trùng kỹ lưỡng. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào vết thương sẽ gây nhiễm trùng nướu và có hiện tượng chảy máu.
  • Chảy máu sau khi nhổ răng do vị trí răng được nhổ mắc các bệnh về răng lợi như: viêm nha chu, sâu răng, răng bị viêm tuỷ…
  • Cơ thể bị thiếu chất, thiếu vitamin cũng có thể gây nên tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng.
  •  Chảy máu răng sau khi nhổ ở nữ còn do việc đến ngày đèn đỏ.
  • Huyết áp cao cũng là nguyên nhân dẫn đến chảy máu sau khi nhổ răng, và gây chảy máu kéo dài.
  • Tổn thương mạch máu trong quá trình nhổ bỏ răng, một số trường hợp răng khôn nằm ở những nơi khó tiếp cận, hoặc chân răng quá lớn. Việc loại bỏ răng khôn thường đi kèm với tổn thương các mô mềm của khoang miệng kèm với chảy máu nướu răng.
  • Mủ hình thành trong khoang miệng, trước khi tiến hành nhổ răng bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán kỹ lưỡng, nhưng khi chụp X- quang nhiều trường hợp không phát hiện được mủ hình thành trong hàm.
  • Chảy máu do bệnh nhân chủ quan với lời khuyên của bác sĩ, sau khi nhổ răng bác sĩ thường hướng dẫn bạn cách chăm sóc sau khi nhổ. Hạn chế ăn đồ uống nóng lạnh, tránh làm việc hoạt động quá sức, xông hơi, tắm bồn, bể bơi, không được tự ý động đến bay cục máu đông từ vết thương.

Chảy máu sau khi nhổ răng trong trường hợp nghiêm trọng có thể diễn ra rất lâu. Thông thường máu sẽ ngừng chảy trong vòng 30 đến 40 phút sau khi nhổ răng bởi cục máu đông bịt lỗ nhổ đã được hình thành. Nếu chảy máu sau khi nhổ răng kéo dài đến 2 giờ hoặc vượt quá khoảng thời gian này, thì bạn cần phải nhanh chóng thực hiện cầm máu nhổ răng.

Tại sao cần phải nhổ răng mọc ngầm?

Những cách giúp cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả?

Hiện tượng chảy máu nhiều và kéo dài sau khi nhổ răng rất nguy hiểm vì thế bạn cần phải thực hiện cầm máu nhổ răng càng sớm càng tốt.

Cách 1: Kiểm soát chảy máu bằng miếng gạc

  • Đặt một miếng gạc ẩm sạch lên trên vết thương nhổ răng
  • Cuộn hoặc gấp miếng gạc thành một hình vuông làm cho miếng gạc dày lên để tăng hiệu quả thấm máu.
  • Cắn chặt vào miếng gạc trong 45 – 60 phút, và đảm bảo miếng gạc luôn được đặt ở vị trí vết thương.

cầm máu sau khi nhổ răng bằng miếng gạc

Cách 2: cầm máu nhổ răng bằng trà xanh

Một trong những thành phần chính của trà là axit tannic giúp hình thành cục máu đông, hạn chế tình trạng chảy máu sau nhổ răng khá hiệu quả.

  • Chuẩn bị một miếng gạc sạch và thấm vào ly trước trà xanh ấm đã chuẩn bị sẵn.
  • Gấp đôi miếng gạc lại, và đặt miếng gạc thấm trà xanh vào vết nhổ răng.
  • Giữ chặt miếng gạc thấm trà xanh khoảng 30 đến 40 phút tại vị trí răng nhổ sẽ giúp hình thành cục máu đông và làm cầm máu nhổ răng.

Cách 3: luôn giữ cục máu đông tại vị trí răng nhổ

Các cục máu đông hình thành trong vết nhổ là một yếu tố quan trọng trong quá trình làm lành thương vết nhổ. Sau  khi nhổ răng bạn nên cẩn thận không nên làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến sự hình thành của cục máu đông.

  • Sau khi nhổ răng 24h, bạn cần phải hết sức cẩn thận để bảo vệ cục máu đông đang phát triển.
  • Tránh súc miệng hoặc khạc nhổ
  • Tránh các thức ăn, uống lỏng nóng
  • Tránh tạo áp lực trong miệng hoặc xoang trong vòng 24h đầu sau khi nhổ răng vì có thể đẩy cục máu đông ra khỏi vết thương. Bạn nên tránh hút thuốc hoặc sử dụng ống hút vì sẽ làm tăng nguy cơ đánh bay cục máu đông đang bảo vệ vết thương.
  • Tránh hắt xì, hắt hơi khi mở miệng và tránh chơi nhạc cụ hơi trong vài ngày để giảm độ nhạy của cục máu đông.

Cách 4: giảm thiểu các hoạt động mạnh nhằm cầm máu nhổ răng

  • Tránh làm việc nặng nhọc hoặc tập thể dục quá sức, và hoàn toàn không nên cúi người hoặc nâng vật nặng. Để cầm máu nhổ răng bạn nên cố gắng nghỉ ngơi thoải mái ít nhất 1-2 ngày sau khi nhổ răng.
  • Khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc đang ngủ, hãy cố gắng nằm xuống sao cho đầu cao hơn tim, điều này sẽ làm giảm huyết áp của bạn và giúp kiểm soát chảy máu.

Cách 5: tránh hút thuốc và uống rượu bia để cầm máu sau khi nhổ răng

Những người hút thuốc và uống bia rượu sẽ gặp nhiều biến chứng hơn khi nhổ răng. Thành phần Nicotine trong thuốc lá và chất cồn trong rượu bia, sẽ làm tăng mức độ chảy máu. Tránh hút thuốc và uống rượu ít nhất 72 giờ sau khi nhổ răng để quá trình cầm máu nhổ răng hiệu quả.

Tìm hiểu những thông tin cần biết về răng khôn răng số 8

Cách 6: chú ý chế độ ăn để cầm máu khi mới nhổ răng

  • Sau khi nhổ răng bạn chỉ nên ăn thức ăn dạng lỏng hoặc mềm trong ít nhất 24 giờ đầu tiên sau khi phẫu thuật.
  • Khuyến cáo không nên nhai nghiền thức ăn mạnh.
  • Tránh thức ăn cứng hoặc giòn có thể làm tổn thương thêm vết nhổ và gây chảy máu thêm.
  • Không uống chất lỏng nóng vì, chất lỏng có nhiệt độ cao sẽ làm tan cục máu đông.
  • Tránh những đồ uống có ga như soda, và thức ăn dai như kẹo, hoặc bất cứ thứ gì có tính chất dính. Tốt nhất là bạn chỉ nên ăn thức ăn mềm. Cố gắng ăn súp, sữa chua, chuối và các thực phẩm không cứng khác và bạn sẽ hồi phục nhanh hơn.

Cách 7: vệ sinh răng miệng đúng cách để cầm máu nhổ răng

Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt sau khi nhổ răng, góp phần làm cho quá trình cầm máu trở nên nhanh chóng hơn. Bạn cần chải răng bằng chải có lông chải mềm mại, đánh răng nhẹ nhàng tránh chà sát mạnh trên vùng nhổ tránh làm rách cục máu đông.

Khoảng 24h sau khi nhổ răng bạn nên vệ sinh quanh vùng nhổ răng để hạn chế lượng vi khuẩn, và sau 3 ngày bạn có thể đánh răng lại bình thường nhưng cũng không được chà mạnh vào vết nhổ.

điều trị răng lung lay sau khi sinh

Cách 8: đến bác sĩ để cầm máu lúc mới nhổ răng

Sau khi thực hiện các cách cầm máu tại nhà bất thành, bạn nên đến bác sĩ ngay để xử lý tình trạng chảy máu kéo dài sau nhổ răng, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng lợi và sức khỏe của bạn.

Nha khoa Đại Nam rất mong bài viết trên sẽ giúp ích được cho các bệnh nhân gặp tình trạng chảy máu nhiều và kéo dài sau khi nhổ răng. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề cầm máu nhổ răng hoặc cần tư vấn các dịch vụ tiểu phẫu răng hoặc làm răng sứ thẩm mỹ, vui lòng Liên hệ Hotline 096 4444 999 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.

{dangkyngay}

Nguồn bài viết: Sau khi nhổ răng bị chảy máu có sao không? Những cách cầm máu hiệu quả



source https://nhakhoadainam.vn/sau-khi-nho-rang-bi-chay-mau-co-sao-khong-nhung-cach-cam-mau-hieu-qua/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngôi nhà ‘’Ba Gác’’ ồn ào

Nhiệt miệng ở lưỡi và những điều cần biết

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Những lưu ý khi bị nhiệt miệng