Viêm nướu răng khôn: Dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị

Viêm nướu răng khôn còn được gọi là viêm lợi trùm răng khôn. Đây là bệnh lý răng miệng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tương tự viêm nướu ở các vị trí khác thì viêm nướu răng khôn đem đến nhiều bất tiện trong sinh hoạt cho bệnh nhân.

Viêm nướu răng khôn là gì?

Viêm nướu răng khôn là tình trạng một phần lợi bao phủ lên bề mặt của răng khôn. Vì vậy khi răng khôn mọc lên, răng sẽ đâm vào phần lợi này khiến bệnh nhân rất đau đớn. Viêm nhiễm có thể tự khỏi sau vài ngày tuy nhiên rất dễ tái phát trở lại.

Một phần lợi bao trùm lên bề mặt răng Một phần lợi bao trùm lên bề mặt răng

Độ tuổi dễ bị viêm nướu răng khôn nhất là từ 19 đến 30 tuổi. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là giai đoạn mà hầu hết mọi người sẽ mọc răng khôn. Ngoài ra, một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh này bao gồm:

  • Cơ thể bị suy dinh dưỡng
  • Vệ sinh răng miệng kém hoặc sai cách
  • Răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc bị suy nhược
  • Người bị bệnh viêm nha chu mãn tính

Các dấu hiệu khi bị viêm nướu răng khôn

Theo các bác sĩ tại Nha khoa Đại Nam, Nhìn chung thì các dấu hiệu khi viêm nướu răng khôn cũng tương tự như viêm nướu ở các vị trí răng khác. Bao gồm:

  • Nướu răng bị sưng đỏ, dễ bị chảy máu
  • Nướu răng dễ bị tổn thương, nhất là khi ăn nhai thức ăn cứng
  • Miệng có mùi hôi khó chịu

Nếu tình trạng viêm nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Sốt cao nhiều lần trong ngày
  • Hạch bạch huyết sưng to
  • Tại vị trí viêm hình thành mủ, cho thấy các tế bào bạch huyết hoạt động mạnh mẽ để chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Viêm nướu răng khôn khiến bệnh nhân đau đớn kéo dài Viêm nướu răng khôn khiến bệnh nhân đau đớn kéo dài

Các biến chứng của bệnh viêm nướu răng khôn

Viêm nướu răng khôn nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều mặt đến sức khỏe răng miệng. Một số biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm:

Viêm nướu răng có mủ

Thức ăn thừa còn sót lại ở các kẽ răng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi phát triển. Lúc này nguy cơ nhiễm trùng và tạo mủ ở nướu răng là rất cao. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tấn công sang các mô xung quanh khiến các các răng lân cận bị ảnh hưởng.

Viêm răng nghiêm trọng sẽ hình thành mủ Viêm răng nghiêm trọng sẽ hình thành mủ

Nhiễm trùng nướu răng

Viêm nhiễm ở mức độ nghiêm trọng sẽ khiến nướu răng bị nhiễm trùng. Điều này gây ra các cơn đau nhức dữ dội, nhất là khi ăn uống. Cơn đau có thể lan rộng sang các khu vực xung quanh như má, hàm. Ngoài ra, nhiễm trùng nướu cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ảnh hưởng đến các răng xung quanh

Mọi bất thường ở răng khôn đều gây ảnh hưởng đến các răng lân cận. Nếu răng khôn mọc lệch và viêm nhiễm sẽ làm các chân răng xung quanh bị tổn thương. Phổ biến nhất là tình trạng xô lệch và lung lay, khiến răng yếu dần đi.

 Ảnh hưởng sức khỏe toàn cơ thể

Sức khỏe răng miệng có liên quan mật thiết đến các cơ quan khác của cơ thể. Viêm nướu khiến người bệnh chán ăn, khó khăn khi ăn, dẫn đến không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ khiến cơ thể suy nhược, giảm khả năng đề kháng và dễ mắc các bệnh lý khác.

Viêm nướu răng khôn khiến bệnh nhân chán ăn Viêm nướu răng khôn khiến bệnh nhân chán ăn

Viêm nướu răng khôn được điều trị theo phương pháp nào?

Như đã đề cập bệnh viêm nướu răng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng đối với cơ thể nếu không điều trị kịp thời. Do đó nha sĩ khuyến cáo mọi người nên chủ động phòng tránh bệnh lý này.

Khi có các dấu hiệu viêm nướu đầu tiên, bệnh nhân cần liên hệ phòng khám nha khoa để được khám và điều trị đúng cách. Các phương pháp viêm nướu răng đang được áp dụng bao gồm:

Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Để kiểm soát viêm nhiễm, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng tại vị trí viêm. Đồng thời kê đơn thuốc kháng sinh để ức chế và loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi khoang miệng. Các thuốc kháng sinh thường dùng phổ biến bao gồm: Penicillin, Erythromycin, Tetracycline,…

Bệnh nhân cần uống thuốc đúng giờ giấc và liều lượng do bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý ngưng dùng thuốc trong quá trình điều trị.

Xem thêm: Viêm nướu răng có mủ uống thuốc gì nhanh khỏi

Tiểu phẫu cắt nướu răng

Trường hợp nướu răng bao trùm lên răng và gây viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần nướu này. Đây là tiểu phẫu được thực hiện khá nhanh chóng nên bệnh nhân không cần phải lo lắng. Sau khi vết thương lành, răng khôn sẽ tiếp tục phát triển một cách bình thường.

Cắt nướu là một cách để điều trị viêm nướu răng khôn Cắt nướu là một cách để điều trị viêm nướu răng khôn

Nhổ răng khôn

Nếu răng khôn đem đến quá nhiều rắc rối cho bệnh nhân, cách triệt để nhất là nhổ bỏ chúng. Điều này là rất cần thiết để phòng tránh viêm nhiễm tái phát dai dẳng sau đó.

Cách chăm sóc tại nhà khi bị viêm nướu răng khôn

Dù điều trị bằng phương pháp nào thì việc chăm sóc tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng. Điều này giúp giảm nhẹ cơn đau, hỗ trợ vết thương nhanh lành và tái tạo quá trình tái tạo các mô.

Chế độ ăn uống khi bị viêm nướu răng khôn

Viêm nướu răng khôn khiến răng đau nhức và có mủ nên bệnh nhân rất khó khăn trong việc ăn uống. Lúc này bạn chỉ nên ăn các thực phẩm mềm, mịn như cháo, súp, bún, miến,… Thức ăn nên được cắt nhỏ để dễ ăn, hạn chế nhai trong khi ăn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất vào thực đơn hàng ngày. Điều này vừa giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết để vết thương mau lành, vừa tăng sức đề kháng.

Cần bổ sung vitamin vào bữa ăn hàng ngày Cần bổ sung vitamin vào bữa ăn hàng ngày

Một lưu ý khác là trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân cần hạn chế ăn các thức ăn cay nóng hoặc chứa nhiều đường. Đồng thời kiêng rượu bia, thuốc lá để tránh kích thích khiến viêm nhiễm nặng hơn.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Để giảm đau và sưng tấy khi bị viêm nướu, bạn có thể chườm đá lạnh khoảng 5 – 10 phút. Khi đánh răng thao tác cần nhẹ nhàng, chậm rãi, tránh làm vết thương do viêm nướu nghiêm trọng hơn.

Việc giữ vệ sinh răng miệng cần được đặt lên hàng đầu. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nên dùng nước súc miệng kết hợp chỉ nha khoa để làm sạch răng và loại bỏ vi khuẩn.

Qua bài viết trên, Nha khoa Đại Nam mong rằng đã giúp bạn có thêm kiến thức về viêm nướu răng khôn. Bất kỳ tổn thương nào ở răng miệng cũng có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau. Do đó, bạn nên chủ động phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Liên hệ Hotline 096 4444 99 của Nha khoa Đạ Nam nếu bạn cần tư vấn về sức khỏe răng miệng miễn phí.



source https://nhakhoadainam.vn/viem-nuou-rang-khon/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngôi nhà ‘’Ba Gác’’ ồn ào

Nhiệt miệng ở lưỡi và những điều cần biết

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Những lưu ý khi bị nhiệt miệng