Hàn răng sâu xong bị đau nhức thì phải làm sao?

Hàn răng là giải pháp hàng đầu để khắc phục tình trạng răng sâu, nứt vỡ nhẹ. Tuy nhiên có những trường hợp hàn răng sâu xong bị đau nhức. Cùng Nha khoa Đại Nam tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục ở bài viết dưới đây. 

Các trường hợp hàn răng sâu xong bị đau nhức

Tình trạng đau nhức sau khi hàn răng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tình thần người bệnh. Các triệu chứng sau: ăn nhai khó, đau đầu, mất ngủ,… làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Hàn răng sâu xong bị đau nhức khiến bạn khó chịu
Hàn răng sâu xong bị đau nhức khiến bạn khó chịu

Có 2 trường hợp bị đau nhức sau khi hàn răng, mỗi trường hợp sẽ có đặc điểm khác nhau. 

Hàn răng xong bị đau nhức

Cảm giác đau nhức xuất hiện lúc mới hàn răng xong có thể là do thuốc tê đã hết tác dụng. Đây là trường hợp thường thấy và không có gì nghiêm trọng. 

Khoảng 1-2 ngày sau khi hàn, vật liệu hàn tương thích với răng thì cảm giác đau nhức hay ê buốt sẽ không còn nữa. Nên ở trường hợp này bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. 

Hàn răng lâu ngày bị đau nhức

Sau khi hàn răng một thời gian dài thì xuất hiện cảm giác đau nhức thì lúc này tình trạng không còn đơn giản nữa. Vấn đề răng miệng lúc này đã trở nên phức tạp. Trường hợp hàn răng lâu ngày bị đau nhức, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay. Rất có thể răng của bạn đang bị kích ứng, tổn thương hoặc vật liệu trám đã mòn, khiến vi khuẩn xâm lấn vào bên trong tủy răng. 

Nên đến bác sĩ để kiểm tra nếu đau nhức sau khi hàn răng một thời gian
Nên đến bác sĩ để kiểm tra nếu đau nhức sau khi hàn răng một thời gian

Tại sao hàn răng sâu xong bị đau nhức?

Trám răng xong bị nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng điểm qua các nguyên nhân khiến cho răng bị đau nhức sau khi hàn một thời gian dài dưới đây. 

Bác sĩ không có chuyên môn cao

Tay nghề và chuyên môn của bác sĩ không cao là nguyên nhân hàng đầu khiến răng sau khi hàn một thời gian dài trở nên đau nhức và ê buốt. Việc bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật có thể khiến miếng vật liệu hàn bị đứt hoặc không nằm đúng vị trí cần hàn, dẫn đến sâu răng không được điều trị triệt để và phần mô răng vẫn tiếp xúc với môi trường axit, dẫn đến ê buốt, đau nhức. 

Nếu răng sâu ăn vào tủy mà bác sĩ chưa điều trị dứt điểm bệnh lý viêm tủy thì sâu răng vẫn diễn ra dưới bề mặt vật liệu hàn, lâu dần gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.

Viêm tủy phát triển dưới bề mặt lớp hàn nếu chưa được điều trị dứt điểm
Viêm tủy phát triển dưới bề mặt lớp hàn nếu chưa được điều trị dứt điểm

Chất liệu hàn không chất lượng

Chất liệu được lựa chọn để hàn răng cũng ảnh hưởng đến việc sau khi hàn răng bị đau nhức, ê buốt. Nếu nha khoa lựa chọn vật liệu kém chất lượng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Những vật liệu này sẽ gây kích ứng đến răng miệng và làm người bệnh đau nhức.

Chăm sóc răng sau khi hàn không tốt

Sau khi hàn răng, nếu khách hàng không có chế độ chăm sóc tốt thì răng hàn rất dễ bị đau nhức. Đặc biệt, nhiều trường hợp nhai đá, sử dụng thức ăn dai, cứng,… sẽ dễ làm răng bị bong tróc miếng hàn ra khỏi vị trí. 

Nhai đồ cứng sẽ làm vết hàn bị nứt vỡ
Nhai đồ cứng sẽ làm vết hàn bị nứt vỡ

Kích thích dây thần kinh

Đi hàn răng về bị nhức răng, cảm giác ê buốt thường xảy ra do quy trình hàn răng đã làm trầm trọng thêm hoặc gây viêm dây thần kinh bên trong răng. 

Lớp men răng ngoài cùng của răng bảo vệ dây thần kinh bên trong răng. Tuy nhiên, chất hàn – đặc biệt là những chất hàn sâu – có thể đến gần các đầu dây thần kinh và gây kích thích cũng như cảm giác khó chịu. 

Khi dây thần kinh lành lại, sự nhạy cảm sẽ biến mất. Thời gian này có thể mất vài ngày hoặc vài tuần . Khi dây thần kinh đã lành hoàn toàn, bạn sẽ không cảm thấy có sự khác biệt nào giữa chiếc răng được trám và những chiếc răng khác. 

Khi hàn răng tác động đến dây thần kinh sẽ khiến răng đau nhức
Khi hàn răng tác động đến dây thần kinh sẽ khiến răng đau nhức

Căn chỉnh khớp cắn không chính xác

Tình trạng này xảy ra khi vết hàn không thẳng hàng với những răng còn lại trên hàm. Những ngày đầu sau khi hàn răng, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi đau buốt, nhạy cảm răng khi cắn vào những ngày đầu sau khi hàn răng sâu. Tuy nhiên, tình trạng này thường sẽ tự biến mất. 

Khi miếng hàn trám quá cao, nó có thể gây thêm áp lực khi cắn răng xuống. Điều này có thể khiến tình trạng đau và ê buốt xuất hiện. 

Ở trường hợp này, bạn có thể tới phòng khám nha khoa để bác sĩ điều chỉnh lại vị trí cũng như kích thước miếng hàn sao cho phù hợp và loại bỏ đi cảm giác đau nhức.

Đau nhức do tủy răng bị viêm

Tình trạng này xảy ra do bác sĩ không cẩn thận trong quá trình điều trị tủy bị viêm nhiễm. Khi răng sâu ăn vào tủy mà không được trị dứt điểm sẽ dẫn đến việc đau nhức và ê buốt răng. Sau khi hàn răng, tủy ở sâu trong răng tiếp tục bị viêm thì bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Tình trạng này ít khi xảy ra với những miếng trám nhỏ. 

Tủy răng bị viêm là một trong những nguyên nhân khiến răng ê buốt
Tủy răng bị viêm là một trong những nguyên nhân khiến răng ê buốt

Có hai loại viêm tủy răng. Viêm tủy răng có hồi phục là tình trạng viêm nhẹ khi tủy vẫn khỏe mạnh và răng sẽ tự lành. Viêm tủy răng không hồi phục xảy ra khi có một dây thần kinh bị tổn thương bắt đầu chết, dẫn đến chết tủy. Trong những trường hợp này, cần phải lấy tủy răng để bảo vệ răng. 

Lúc này, bác sĩ có thể giải quyết viêm tủy răng bằng cách hàn răng mới hoặc thủ thuật phục hồi, chẳng hạn như lấy tủy răng.

Đau nhức do dị ứng

Mặc dù những vật liệu được lựa chọn để hàn răng được cho là an toàn nhưng vẫn có ngoại lệ. Sẽ có những trường hợp bị dị ứng dẫn đến ngứa, ê buốt,… 

Hãy đến bác sĩ để kiểm tra nếu bị dị ứng bác sĩ sẽ thay thành vật liệu hàn khác cho bạn. 

Những lưu ý khi hàn răng sâu 

Để hàn răng sâu an toàn và sử dụng được lâu dài cần lưu ý những điều sau:

Lựa chọn nha khoa uy tín

Một nha khoa uy tín – chất lượng sẽ đảm bảo an toàn cho người bệnh trong và sau quá trình hàn răng. Bác sĩ chuyên môn cao đảm bảo thao tác chính xác để miếng trám có thể khắc phục hiệu quả tình trạng răng bị sâu, nứt vỡ. Công nghệ hiện đại góp phần giúp cho quá trình thực hiện hàn trám diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao hơn. 

Nha khoa Đại Nam - cơ sở nha khoa uy tín hiện nay
Nha khoa Đại Nam – cơ sở nha khoa uy tín hiện nay

Lựa chọn vật liệu hàn chất lượng

Lựa chọn chất hàn răng phù hợp với tình trạng sức khỏe răng miệng theo khuyến cáo của bác sĩ để quá trình phục hình đảm bảo hiệu quả nhất, hạn chế các tác động xấu tới cấu trúc răng.

Nên chọn vật liệu hàn răng phù hợp với tình trạng răng miệng
Nên chọn vật liệu hàn răng phù hợp với tình trạng răng miệng

Khắc phục vấn đề hàn răng sâu xong bị đau nhức

Tình trạng đau nhức răng sau khi hàn không còn hiếm gặp. Nha khoa Đại Nam mách bạn những cách để giảm cơn đau buốt: 

  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Lưu ý: không được tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc mỡ gây tê tại chỗ cho răng miệng.
  • Đánh răng nhẹ nhàng , xoay tròn trên răng và nướu.
  • Tránh kem đánh răng và các sản phẩm làm trắng, có thể làm cho tình trạng nhạy cảm trở nên tồi tệ hơn.
  • Súc miệng bằng nước sau khi ăn thực phẩm hoặc đồ uống có tính axit.
  • Tránh đánh răng ngay sau khi ăn thực phẩm có tính axit, vì làm như vậy có thể loại bỏ nhiều men răng hơn.
Chăm sóc răng miệng đúng cách để khắc phục tình trạng đau nhức
Chăm sóc răng miệng đúng cách để khắc phục tình trạng đau nhức

Nếu trường hợp sau khi hàn răng đã lâu mới xuất hiện đau nhức và ê buốt, nha khoa Đại Nam khuyên bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và có hình thức điều trị phù hợp. 

Hàn răng sâu xong bị đau nhức cần được xác định đúng nguyên nhân để bác sĩ có thể đưa ra các giải pháp khắc phục hiệu quả. Người bệnh cần tái khám ngay nếu phát hiện đau nhức hoặc các dấu hiệu bất thường để được bác sĩ khắc phục đúng cách. Nếu không điều trị kịp thời thì cơn đau sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Bên cạnh đó còn để lại những biến chứng nguy hiểm khác.  

Liên hệ hotline Nha Khoa Đại Nam 0964 444 999 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá bài viết


source https://nhakhoadainam.vn/han-rang-sau-xong-bi-dau-nhuc/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngôi nhà ‘’Ba Gác’’ ồn ào

Nhiệt miệng ở lưỡi và những điều cần biết

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Những lưu ý khi bị nhiệt miệng