Răng sâu bị lung lay có khắc phục được không?

Răng sâu bị lung lay là một bệnh răng miệng khá phổ biến. Khi xảy ra tình trạng này chính là lúc sức khỏe răng miệng đã đến giai đoạn báo động. Vậy có cách nào giúp khắc phục vấn đề răng sâu bị lung lay không? 

Nguyên nhân khiến răng sâu lung lay

Răng sâu bị lung lay nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập và tàn phá chân răng khiến chân răng không thể trụ vững được trên xương hàm được. Tình trạng này xảy ra khi răng bị sâu trong một thời gian dài nhưng không được điều trị và chăm sóc kịp thời.

Răng sâu thời gian dài không được điều trị sẽ bị lung lay chân răng
Răng sâu thời gian dài không được điều trị sẽ bị lung lay chân răng

Răng sâu bị lung lay có nên nhổ không?

Tại thời điểm báo động rằng răng đã bị lung lay, gây ra những cơn đau nhức khi nhai thức ăn hoặc tác động lực từ bên ngoài, có thể gây sưng lợi và chảy máu. Thì lúc này nhổ bỏ răng là điều cần thiết để ngăn chặn sự lây nhiễm sang răng khác và các vùng xung quanh để lại nhiều biến chứng nguy hại khác.

Mối nguy hại khi răng sâu bị lung lay

Răng sâu xuất hiện tình trạng lung lay chứng tỏ bệnh sâu răng đã tiến triển rất nặng. Lúc này lợi và nướu đã tổn thương nghiêm trọng. Phần nướu không còn có thể bao quanh chân răng để bảo vệ răng nữa mà đã sưng tấy vì viêm nhiễm nặng. 

Phần nướu dưới dưới chân răng bị sưng tấy do vi khuẩn tấn công
Phần nướu dưới dưới chân răng bị sưng tấy do vi khuẩn tấn công

Đa số mọi người đều chủ quan khi bệnh sâu răng mới xuất hiện, vì lúc này sâu răng chưa gây ra những cơn đau. Đến lúc đau đớn và khó chịu mới đi khám bác sĩ, lúc này tình trạng đã trở nặng sẽ khó điều trị hơn rất nhiều. Vì răng sâu đã lung lay phần chân răng thì rất khó để giữ lại răng và bảo toàn chức năng nhai của nó. Đồng thời sẽ gây ra nhiều tác hại như: 

Gây viêm tủy và áp xe xương ổ răng

Khi viêm nhiễm nghiêm trọng, vi khuẩn sẽ lây lan sang những răng khác và cả vùng xương hàm khiến phần xương ổ răng bị nhiễm trùng dẫn đến áp xe. Tình trạng này gây đau đớn cho người bệnh.

Bên cạnh đó, khi sâu răng quá nặng thì tủy răng cũng bị tổn thương gây viêm tủy. Viêm tủy sẽ khiến người bệnh đau buốt khi ăn nhai, thậm chí không nhai cũng bị đau. Cơn đau có thể lan lên tới đỉnh đầu. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. 

Khi tủy bị viêm nặng và hoại tử thì răng không còn được nuôi dưỡng nữa, có thể lung lay và gãy rụng bất cứ lúc nào.

Tủy răng bị hoại tử sẽ xuất hiện tình trạng thịt bị lồi lên bên trong lỗ sâu
Tủy răng bị hoại tử sẽ xuất hiện tình trạng thịt bị lồi lên bên trong lỗ sâu

Răng sâu lung lay khiến cho việc nhai thức ăn khó khăn 

Mỗi khi ăn uống, lực nhai sẽ tác động vào răng lung lay khiến người bệnh đau nhức và thậm chí gây chảy máu. 

Từ đó khiến người bệnh có cảm giác lười ăn, không muốn ăn vì sợ đau. Thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. 

Sâu răng sẽ khiến bạn chán ăn vì sợ lực nhai khiến răng bị ê buốt
Sâu răng sẽ khiến bạn chán ăn vì sợ lực nhai khiến răng bị ê buốt

Răng sâu lung lay có thể mất răng vĩnh viễn

Theo các bác sĩ tại Nha khoa Đại Nam, một khi răng đã bị lung lay thì sẽ rất khó để phục hồi độ vững của răng như ban đầu. Do đó, bác sĩ có thể sẽ phải chỉ định nhổ răng và chấp nhận mất răng thật vĩnh viễn. 

Có thể nhổ bỏ răng sâu để ngăn chặn biến chứng
Có thể nhổ bỏ răng sâu để ngăn chặn biến chứng

Cách điều trị răng sâu lung lay

Khi răng bắt đầu lung lay, nha khoa Đại Nam khuyên bạn hãy nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ để được xử lý kịp thời. Tùy từng trường hợp răng sâu bị lung lay sẽ có cách điều trị khác nhau. Cụ thể như sau: 

Trường hợp răng lung lay có thể giữ lại được

Khi đến cơ sở nha khoa uy tín đề thăm khám, bạn sẽ được chụp X-quang, được bác sĩ chẩn đoán về tình trạng răng miệng của mình. 

Sau khi khám xong, nếu bác sĩ phát hiện răng sâu của bạn chỉ bị mất một chút phần thân răng, không đáng kể và vẫn còn có thể giữ lại được. Thì bác sĩ sẽ không chỉ định nhổ răng sâu, thay vào đó sẽ sử dụng một số biện pháp điều trị chuyên dụng khác như nạo sạch khoang sâu, loại bỏ ổ vi khuẩn sâu răng. Sau đó lấy cao răng để ngăn vi khuẩn tiếp tục tấn công.

Đối với răng bị viêm tủy, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy bị viêm để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn sang răng khác. Việc điều trị tủy sẽ tránh được việc gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như: áp xe răng, nhiễm trùng xương hàm,…

Sau khi điều trị tủy, bạn có thể phục hình răng bằng cách trám răng hoặc bọc răng sứ (tùy vào nhu cầu mỗi người) để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. 

Trám răng để loại bỏ những lỗ sâu trên răng
Trám răng để loại bỏ những lỗ sâu trên răng

Trường hợp răng lung lay không thể giữ lại được

Đối với trường hợp người bệnh có tình trạng răng sâu bị lung lay khá nặng và nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến viêm tủy nặng thì lúc này bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy trước để tránh sự lây nhiễm. Sau đó tiến hành nhổ bỏ chiếc răng này đi bởi vì chân đã rất yếu, không thể trụ vững được nữa. Đồng thời lúc này nướu và lợi cũng bị tổn thương nghiêm trọng.

Lúc này có thể phục hình răng bằng phương pháp cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant nên bạn không cần phải quá lo lắng sau khi nhổ bỏ răng lung lay. Việc trồng lại răng nhằm khôi phục răng đã mất, đảm bảo về cả thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. 

Trồng răng Implant là một hình thức phục hình răng đã mất
Trồng răng Implant là một hình thức phục hình răng đã mất

Phòng tránh răng sâu lung lay bằng cách nào

Bệnh lý sâu răng tuy có nhiều tác hại những chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa và phòng tránh được. Nếu như bạn có thói quen chăm sóc vệ sinh răng miệng khoa học. Đồng thời, sâu răng là bệnh lý khá phổ biến và có nguy cơ tái phát rất cao. Nên bạn cần thường xuyên thực hiện những cách sau đây nhé! 

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Để phòng tránh các bệnh lý về răng miệng, trước tiên hãy tuân thủ phương pháp chăm sóc răng miệng mỗi ngày như sau: 

  • Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, ưu tiên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn thừa bám trên răng gây sâu răng.
  • Uống đủ nước để kích thích bài tiết nước bọt và kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn có trong khoang miệng.
Đánh răng đầy đủ để ngăn ngừa sâu răng
Đánh răng đầy đủ để ngăn ngừa sâu răng 

Ăn uống khoa học, không dùng răng cắn vật quá dai cứng

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng trong việc phòng tránh sâu răng: 

  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý như tăng cường ăn rau xanh, trái cây và thực phẩm có chứa canxi, kẽm… Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều tinh bột, phẩm màu, đường và gia vị cay nóng.
Chế độ ăn uống khoa học giúp ngừa sâu răng hiệu quả
Chế độ ăn uống khoa học giúp ngừa sâu răng hiệu quả
  • Tuyệt đối không nên dùng răng cắn bao bì hoặc cạy nắp chai bia, nước ngọt,… Để tránh sứt mẻ, vỡ răng, làm răng nguy cơ sâu răng. 
  • Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng rượu bia để vừa bảo vệ sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.

Nên điều trị sâu răng khi chúng mới khởi phát & thăm khám định kỳ 

Không nên chủ quan đối với sức khỏe răng miệng: 

  • Khi phát hiện bệnh sâu răng, cho dù là trong giai đoạn mới chớm sâu thì bạn cũng cần điều trị sớm nhất. Để tránh bệnh tiến triển nặng nề và khiến chân răng bị lung lay, khó điều trị và tốn kém chi phí.
  • Kiểm soát tốt một số bệnh lý có thể gây sâu răng. Ví dụ như trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường, thiếu vitamin C, rối loạn nội tiết,…
  • Đặc biệt, bạn nên cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần tại cơ sở nha khoa uy tín. 
Nha khoa Đại Nam - cơ sở nha khoa uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nha khoa Đại Nam – cơ sở nha khoa uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh 

Những thắc mắc về vấn đề răng sâu bị lung lay đã được giải đáp ở bài viết này. Hy vọng đã giúp cho bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe răng miệng của chính mình. Nha khoa Đại Nam tự hào là cơ sở nha khoa hiện đại, uy tín và chất lượng, rất mong được đồng hành cùng bạn. 

Hãy liên hệ Nha khoa Đại Nam Hotline 0964444999 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết


source https://nhakhoadainam.vn/rang-sau-bi-lung-lay/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngôi nhà ‘’Ba Gác’’ ồn ào

Nhiệt miệng ở lưỡi và những điều cần biết

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Những lưu ý khi bị nhiệt miệng