Sâu răng trẻ em có nguy hiểm không?

Theo nghiên cứu, trên 85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng. Có thể thấy sâu răng trở thành bệnh phổ biến. Vậy sâu răng trẻ em có nguy hiểm không? Cùng Nha khoa Đại Nam tìm hiểu ở bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Tình trạng sâu răng ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân gây ra như chế độ ăn, thói quen sinh hoạt xấu, chăm sóc răng miệng chưa tốt. Cụ thể là:   

  • Sau khi ăn, vi khuẩn trong thức ăn còn sót lại trên răng, kết dính với nước bọt tạo thành mảng bám, và bám chắc vào bề mặt răng nếu không được làm sạch. Khi bé ăn, đặc biệt là những thức ăn từ tinh bột và đường, sẽ kết hợp với mảng bám để tạo ra acid, làm ăn mòn men răng và ngà răng, gây ra sâu răng.
  • Nguyên nhân khiến sâu răng cao nhất chính là do thói quen và sở thích ăn uống quá nhiều đường như bánh, kẹo, hoa quả ngọt…
  • Ngoài ra, nhiều phụ huynh chủ quan, nghĩ là răng sữa trước sau gì cũng phải thay nên không điều trị sớm cho con là nguyên nhân khiến cho tình trạng sâu răng ngày càng nghiêm trọng.
  • Do các bé nhỏ tuổi nên chưa chú trọng các vấn đề chăm sóc răng miệng như đánh răng đầy đủ mỗi ngày, sử dụng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám. 
Chăm sóc răng miệng không tốt là nguyên nhân gây sâu răng trẻ em
Chăm sóc răng miệng không tốt là nguyên nhân gây sâu răng trẻ em

Dấu hiệu sâu răng ở trẻ em 

Trẻ bị sâu răng có thể gặp rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như các vấn đề sức khỏe. Những dấu hiệu người lớn có thể nhận biết rằng bé đang bị sâu răng như sau: 

  • Răng bé bị ê buốt hoặc đau.
  • Hơi thở bé có mùi hôi kéo dài.
  • Nhìn bằng mắt thường có thể thấy răng bị sâu, đó là có 1 đốm màu trắng ngà hay chấm đen ở trên răng. 
  • Răng bé trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. 
Cơn đau sâu răng khiến trẻ khó chịu và đau nhức
Cơn đau sâu răng khiến trẻ khó chịu và đau nhức

Tác hại sâu răng ở trẻ em

Người lớn hay trẻ em sâu răng đều gây ra những tác hại lớn. Nhưng ở trẻ em, sức đề kháng còn yếu nên sẽ nhiều tác hại hơn. Cụ thể: 

  • Dễ nhận thấy nhất là khi sâu răng trẻ sẽ cảm thấy đau nhức khi ăn nhai, ê buốt ngay cả khi chỉ uống nước.Trẻ sẽ hay quấy khóc, khó ngủ và bị sụt cân, suy dinh dưỡng. 
  • Sâu răng còn ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa như dạ dày. Tình trạng sâu răng cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, viêm và áp xe chân răng, nướu,… lúc này phương pháp điều trị lâu dài và tốn kém hơn rất nhiều. 
  • Nếu tình trạng sâu răng trở nặng, sẽ có nguy cơ viêm quanh các cuốn răng, viêm mô tế bào, viêm hạch, viêm tủy răng lan rộng và gây cho trẻ bị nhiễm trùng, sốt, xuất huyết. Thậm chí biến chứng nặng hơn ở trẻ còn gây ra viêm màng não, rất dễ khiến trẻ bị tử vong. 
  • Sâu răng kéo dài nếu không được điều trị sẽ khiến trẻ bị áp xe răng, răng bị hỏng, mất răng. Một khi mất răng gây ra các bất tiện trong ăn nhai, phát âm, ổ xương răng bị tiêu đi, khi lớn sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ.
  • Nếu răng sâu một thời gian dài ăn sâu vào tủy sẽ khiến tủy bị tổn thương, thậm chí là chết tủy. Một khi tủy đã bị phá hủy thì không thể phục hồi, bắt buộc phải nhổ bỏ răng sâu.
  • Đối với răng sữa khi bị sâu mà không được điều trị kịp thời, thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc và sự phát triển của răng vĩnh viễn. Khiến răng vĩnh viễn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn gây sâu răng, mọc xô lệch. Muốn giữ thẩm mỹ phải trồng răng giả, tốn rất nhiều chi phí.
  • Vi khuẩn trong ổ sâu răng và trong khoang miệng khiến cho hơi thở của bé có mùi khó chịu, làm bé tự ti trong giao tiếp. 
Sâu răng không được điều trị sẽ lây lan sang răng khác
Sâu răng không được điều trị sẽ lây lan sang răng khác

Điều trị sâu răng ở trẻ em như thế nào?

Khi bé xuất hiện những dấu hiệu sâu răng, hãy đưa con đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tùy từng trường hợp sâu răng, bác sĩ sẽ chỉ định những cách điều trị khác nhau. Cùng Nha khoa Đại Nam tham khảo dưới đây: 

Trường hợp vết sâu răng còn mới

Nếu răng sữa bị sâu, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở nha khoa để bác sĩ khám và điều trị. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định trám răng để ngăn chặn không cho vi khuẩn tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả.

Trường hợp răng sữa bị sâu được điều trị kịp thời sẽ đảm bảo cho việc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên bình thường.

Răng sữa bị sâu ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn
Răng sữa bị sâu ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn

Trường hợp vết sâu răng đã lớn

Khi vi khuẩn phát triển một thời gian dài, lỗ sâu lớn đã hình thành trên răng, thậm chí chỉ còn chân răng. Lúc này đã xuất hiện những cơn đau nhức, khó chịu cho trẻ, bố mẹ không nên đưa con đi nhổ chiếc răng ấy đi. Nếu đó là răng sữa, nhổ quá sớm sẽ ảnh hưởng đến khung xương hàm và mất phương hướng mọc cho răng vĩnh viễn sau này.

Biện pháp tối ưu lúc này là giữ chiếc răng ấy lại đến tuổi thay răng. Khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ làm tiêu biến gốc răng sữa khiến răng sữa lung lay và rụng đi. Nhổ răng sữa quá sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau mọc lên bị lệch lạc, mà ảnh hưởng nhiều nhất là trên răng hàm vĩnh viễn số 6, làm răng số 6 mọc về phía trước và chen vào chỗ các răng vĩnh viễn khác mọc sau này. 

Nhổ răng sữa sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn bị mọc lệch
Nhổ răng sữa sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn bị mọc lệch

Bố mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp vừa ngăn chặn vi khuẩn, vừa chấm dứt cảm giác đau nhưng vẫn bảo tồn được răng cho trẻ đến thời điểm thay răng.

Cách ngăn ngừa sâu răng trẻ em

Bệnh sâu răng là mối lo ngại lớn của bố mẹ vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của con. Vì thế, hãy tham khảo những cách ngăn ngừa sâu răng cho trẻ dưới đây: 

  • Chăm sóc sức khỏe răng miệng: Bố mẹ hãy tập cho con chăm sóc vệ sinh răng miệng mỗi ngày để hình thành thói quen tốt cho sau này. Vệ sinh răng miệng đúng cách từ lúc trẻ mọc răng sữa đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ. Vi khuẩn có thể di chuyển từ răng sữa đến răng vĩnh viễn khi đang chuẩn bị mọc bên dưới, cũng như có thể truyền từ cha mẹ sang trẻ. Do đó, cha mẹ cần đánh răng cho bé ngay từ khi bé mọc chiếc răng đầu tiên.
  • Thói quen ăn uống: Hãy hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn có chứa nhiều đường như bánh, kẹo, socola,… và những thức ăn chứa nhiều tinh bột. 
  • Chế độ dinh dưỡng: Trẻ em đang trong giai đoạn mọc răng cần được chăm sóc đúng cách, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để răng luôn chắc khỏe. Cho bé làm quen và duy trì những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe răng miệng như rau củ và trái cây, vì chúng có thể chuyển đổi nước bọt của bé thành chất khoáng, giúp hạn chế tình trạng mảng bám trên răng, phòng ngừa sâu răng ở trẻ em
  • Thăm khám định kỳ: Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để có thể phát hiện những bất thường và điều trị kịp thời. 
  • Lựa chọn sản phẩm bảo vệ răng: Cho trẻ sử dụng loại kem đánh răng có lượng fluoride phù hợp. Lựa chọn và cho bé sử dụng bàn chải đánh răng vừa vặn, thoải mái để có thể chải được mọi bề mặt của răng. Khi trẻ đã có thể tự chải răng, bố mẹ vẫn cần phải duy trì và giám sát thói quen đánh răng của bé cho đến khi bé khoảng 7 tuổi.
Tập cho con thói quen đánh răng mỗi ngày để ngăn ngừa sâu răng
Tập cho con thói quen đánh răng mỗi ngày để ngăn ngừa sâu răng

Bài viết trên là lời giải đáp cho thắc mắc về sâu răng trẻ em. Nha khoa Đại Nam khuyên các bố mẹ hãy quan tâm đến sức khỏe răng miệng của con ngay bây giờ để kịp thời có phương pháp điều trị khi phát hiện sâu răng. 

Liên hệ hotline Nha khoa Đại Nam 0964 444 999 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá bài viết


source https://nhakhoadainam.vn/sau-rang-tre-em/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngôi nhà ‘’Ba Gác’’ ồn ào

Nhiệt miệng ở lưỡi và những điều cần biết

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Những lưu ý khi bị nhiệt miệng