14 cách trị hôi miệng sau một đêm
Hôi miệng là bệnh lý nha khoa khá phổ biến hiện nay. Hôi miệng khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp và công việc. Cách trị hôi miệng sau một đêm có hiệu quả không? Cùng Nha khoa Đại Nam theo dõi bài viết sau đây.
Bệnh lý hôi miệng là gì?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi xuất phát từ trong khoang miệng người bệnh. Bệnh này có thể gặp ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Hôi miệng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng gây ảnh hưởng đến giao tiếp, công việc và cuộc sống.
Theo nhiều thống kê cho biết có rất nhiều người bệnh hôi miệng bị ảnh hưởng trần trọng đến tâm lý, họ dễ rơi vào trạng thái tự ti, ngại giao tiếp bởi hơi thở của mình. Từ đó chất lượng công việc cũng như chất lượng cuộc sống bị giảm sút đáng kể.
Nguyên nhân gây hôi miệng
Nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng là do các hợp chất sulphur dễ bay hơi trong khoang miệng. Dưới đây là các nguyên nhân cụ thể của tình trạng này.
Nguyên nhân gây hôi miệng tạm thời
Dưới đây là những nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng hôi miệng tạm thời:
- Ăn thực phẩm chứa nhiều hành, tỏi: Hành, tỏi là các loại thực phẩm có chứa hàm lượng sulphur cao, đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào trong phổi rồi bốc hơi ra ngoài.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá vừa làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi, vừa khiến cho tình trạng hôi miệng thêm trầm trọng do vấn đề khô niêm mạc miệng.
- Ăn các loại thực phẩm làm khô miệng: Khi ăn uống các loại rượu, các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein và đường cao như sữa, khi phân huỷ trong miệng sẽ làm giải phóng các amino axit chứa rất nhiều hợp chất sulphur.
- Hơi thở vào buổi sáng: Trong khi ngủ, lượng nước bọt tiết ra giảm đi khiến miệng bị khô dẫn đến hôi miệng.
Nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ miệng
Những vấn đề trong khoang miệng cũng gây ra bệnh hôi miệng. Cụ thể như:
- Các bệnh lý viêm nha chu như viêm nướu, sâu răng, viêm chân răng, nhiễm trùng hoặc có các vết thương hở, lở loét sẽ gây nên tình trạng hôi miệng.
- Vệ sinh răng miệng không kỹ, các vi khuẩn còn tồn đọng trong khoang miệng gây bệnh hôi miệng.
- Các mảnh thức ăn thừa còn bám lại trên các khi cụ nha khoa như niềng răng, răng giả.
- Các lở loét do ác tính, nguyên nhân tại chỗ, aphthous hay tác dụng của một số thuốc cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.
Những nguyên nhân khác
Theo Nha khoa Đại Nam, ngoài những nguyên nhân trên thì dưới đây cũng là nhóm nguyên nhân khiến bệnh hôi miệng xuất hiện:
- Uống các loại thuốc: Các loại thuốc có thể gây hôi miệng như amphetamine, chloral hydrate, các thuốc gây độc tế bào, dimethyl sulphoxide, disulfiram, nitrate và nitrite, phenothiazine.
- Bệnh lý nhiễm trùng: Nhiễm trùng mũi họng như rối loạn hô hấp (mũi, xoang, amidan, vùng hầu) có thể dẫn đến hôi miệng.
- Bệnh lý về đường ruột, dạ dày, hệ tiêu hóa: Hôi miệng là một trong những dấu hiệu của các bệnh về dạ dày, tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày.
- Bệnh tiểu đường, gan, thận: Sự phân hủy mỡ trong cơ thể là nguy cơ dẫn đến bệnh hôi miệng.
Bệnh hôi miệng ảnh hưởng như thế nào?
Bệnh hôi miệng tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng lại khiến cho tâm lý người bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo nhiều khảo sát cho thấy, hầu hết những ai mắc phải chứng hôi miệng đều có chung cảm giác ngại tiếp xúc với những người khác và luôn có cảm giác mất tự tin về bản thân mình trong khi giao tiếp.
Người bị hôi miệng do biết hơi thở qua miệng của mình nặng mùi thường rất mặc cảm khi nói chuyện với những người xung quanh. Thậm chí có những người vì sợ người khác phát hiện ra mùi hôi của mình nên đã hạn chế tới mức tối thiểu việc giao tiếp hằng ngày.
Điều này ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới đời sống tinh thần, cũng như những mối quan hệ xã giao của người bệnh. Nguy hiểm nhất của chứng hôi miệng sẽ bị mọi người xa lánh do đó người bệnh tự mình khép kín dần, trở thành người tự kỷ.
Hôi miệng có trị được không?
Bệnh hôi miệng khiến cho tinh thần người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy bệnh này có điều trị được không?
Câu trả lời là CÓ, bệnh lý hôi miệng vẫn có thể điều trị dứt điểm nếu biết rõ được nguyên nhân và người bệnh có sự kiên trì trong quá trình chữa bệnh.
Những cách trị hôi miệng sau một đêm
Trong trường hợp người bệnh chưa thể sắp xếp để đến bác sĩ thăm khám thì có thể tham khảo những cách điều trị hôi miệng dưới đây.
Trị hôi miệng bằng chanh
Chanh là nguyên liệu rất dễ tìm kiếm ở bất cứ căn bếp nào. Chanh được sử dụng nhiều trong việc làm đẹp cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nhờ chứa nhiều Acid Ascorbic, chanh giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Nhờ đó có thể hạn chế tình trạng miệng có mùi nhanh chóng. Đồng thời kích thích miệng tiết ra nhiều nước bọt, hỗ trợ làm sạch răng miệng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Vắt chanh để lấy nước cốt.
- Bước 2: Dùng trực tiếp nước cốt chanh để súc miệng hoặc dùng dùng với kem đánh răng.
- Bước 3: Súc miệng lại với nước sạch.
Trị hôi miệng bằng lá ổi
Lá ổi được coi là một loại thảo dược thải độc và được sử dụng nhiều để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. Trong lá ổi có chứa 10% Tanin, Photphoric và Oxalic là những thành phần kháng khuẩn rất tốt.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Rửa sạch lá ổi, nấu nước và để nguội dùng súc miệng.
- Cách 2: Rửa sạch lá ổi và nhai trực tiếp. Sau đó súc miệng lại với nước sạch
Trị hôi miệng bằng nước muối
Bên cạnh góp phần vào những món ăn, muối còn là nguyên liệu có thể điều trị bệnh lý hôi miệng hiệu quả. Khi sử dụng muối, vi khuẩn gây hôi miệng sẽ được tiêu diệt và mang đến hơi thở thơm mát cho bạn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Pha muối cùng với nước để tạo dung dịch nước muối loãng.
- Bước 2: Dùng dung dịch nước muối loãng để súc miệng hằng ngày.
Trị hôi miệng bằng mật ong
Mật ong là nguyên liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với khả năng kháng khuẩn hiệu quả, mật ong có thể tiêu diệt vi khuẩn cứng đầu trong khoang miệng. Nhờ đó, người bệnh có thể lấy lại hơi thở thơm mát.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Đun sôi hỗn hợp quế và mật ong. Sau khi nguội, bạn dùng hỗn hợp này để súc miệng. Hương quế sẽ cải thiện được hơi thở của khoang miệng.
- Cách 2: Kết hợp mật ong cùng với chanh tươi. Dùng hỗn hợp thu được để súc miệng.
Trị hôi miệng bằng gừng tươi
Đây là phương pháp trị hôi miệng được áp dụng từ lâu. Gừng có khả năng khử mùi, kháng khuẩn rất tốt nên sẽ hỗ trợ trong việc điều trị bệnh lý hôi miệng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch và gọt vỏ gừng, sau đó thái thành từng lát mỏng.
- Bước 2: Nấu trà gừng. Cho vào trà một ít mật ong hoặc chanh, uống mỗi ngày.
Trị hôi miệng bằng trà xanh
Trà xanh được công nhận là có khả năng kháng khuẩn và khử mùi rất tốt. Với vị hơi đắng cùng tính hàn nên lá trà có khả năng làm mát cơ thể, cải thiện tình trạng miệng có mùi.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Pha trà xanh để uống hằng ngày.
- Cách 2: Kết hợp trà xanh với nước gừng hoặc mật ong để mùi vị dễ uống hơn.
Trị hôi miệng bằng baking soda
Baking Soda là nguyên liệu tồn tại ở dạng bột mịn, thường có mặt trong các công thức tẩy trắng và loại bỏ tế bào chết. Đặc biệt, nó còn có khả năng cải thiện tình trạng miệng có mùi nhưng vẫn chưa được nhiều người biết.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Pha Baking Soda với nước, dùng dung dịch này để súc miệng hàng ngày.
- Cách 2: Cho Baking Soda lên bàn chải có kem đánh răng và chải răng như bình thường. Ngoài ra cũng có thể kết hợp nguyên liệu này với giấm táo hoặc chanh, những nguyên liệu rất dễ tìm trong bếp của mỗi gia đình.
Trị hôi miệng bằng muối và nước vo gạo
Trong nước vo gạo chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin có lợi cho sức khỏe. Vì thế, nó không chỉ có tác dụng làm đẹp da mà còn trị hôi miệng hiệu quả nhờ tác dụng diệt vi khuẩn, cải thiện mùi hơi thở.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Vo gạo và chắt lấy nước.
- Bước 2: Đun sôi nước vo gạo và cho vào một chút muối.
- Bước 3: Để nguội và dùng để súc miệng mỗi ngày.
Trị hôi miệng bằng muối và ngò gai
Công dụng của ngò gai đối với sức khỏe răng miệng chưa được nhiều người biết đến. Trong lá ngò gai có chứa vitamin C, Protid, Carbohydrate,… có thể điều trị các bệnh cảm sốt rất tốt. Bên cạnh đó, loại lá này khi kết hợp với muối có thể loại bỏ được mùi hôi trong khoang miệng một cách hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch ngò gai rồi để ráo.
- Bước 2: Đem ngò gai nấu với nước, thêm vào đó một ít muối.
- Bước 3: Sử dụng dung dịch này được để súc miệng hàng ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.
Trị hôi miệng bằng sữa chua không đường
Sữa chua là thực phẩm có lợi cho tiêu hóa và có thể dùng để làm đẹp. Ngoài ra còn có tác dụng loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Ăn sữa chua mỗi ngày sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Hydrogen Sulfide – tác nhân khiến hơi thở có mùi.
Cách thực hiện: Sau mỗi bữa ăn khoảng 1-2 tiếng, hãy ăn thêm một hũ sữa chua không đường.
Trị hôi miệng bằng lá húng chanh
Lá húng chanh có khả năng trị hôi miệng sau một đêm. Đây là loại lá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và răng miệng. Đặc biệt, lá húng chanh có Colein và Carvacrol – các hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cực tốt. Chính vì thế mà loại lá này có thể loại bỏ mùi hôi miệng một cách hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chọn lá húng chanh tươi, rửa sạch với nước muối rồi đem phơi khô.
- Bước 2: Nấu lá húng chanh với nước, dùng hỗn hợp này được để súc miệng mỗi ngày.
Trị hôi miệng bằng lá lốt
Các thành phần trong lá lốt có tính kháng khuẩn cao nên đây trở thành một bài thuốc dân gian chữa trị bệnh hôi miệng cực kỳ hiệu quả.
Cách thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị lá lốt già và phơi khô.
Bước 2: Đun sôi lá lốt phơi khô cùng với nước và cho vào một chút muối. Để nguội và dùng súc miệng hằng ngày.
Trị hôi miệng bằng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà là một nguyên liệu làm đẹp của rất nhiều chị em phụ nữ. Đồng thời, tinh dầu tràm trà có tinh chất kháng viêm, kháng khuẩn nên có thể khiến hơi thở trở nên thơm mát hơn.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Nhỏ vào bàn chải 2-3 giọt tràm trà và đánh răng mỗi ngày.
- Cách 2: Có thể kết hợp tinh dầu tràm trà cùng với các nguyên liệu khác để giải quyết dứt điểm được mùi hôi miệng.
Trị hôi miệng bằng vỏ bưởi
Vỏ bưởi chứa rất nhiều tinh dầu, vì thế có khả năng khử mùi rất tốt. Vitamin C trong vỏ bưởi còn giúp hạn chế sâu răng và các bệnh lý khác liên quan đến răng, nướu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sử dụng phần vỏ của quả bưởi, nên chọn bưởi trồng tại nhà để hạn chế được lượng thuốc và hóa chất.
- Bước 2: Rửa sạch, sau đó cắt vỏ bưởi thành từng miếng nhỏ.
- Bước 3: Cho từng miếng nhỏ vỏ bưởi vào miệng và nhai. Sau đó súc miệng lại với nước sạch.
Những cách ngăn ngừa bệnh hôi miệng
Bệnh lý hôi miệng mang đến rất nhiều phiền phức cho người bệnh trong cuộc sống. Vì vậy hãy chủ động phòng tránh càng sớm càng tốt. Dưới đây là những cách giúp bạn ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách giúp hạn chế được tình trạng hôi miệng:
- Đánh răng 2 lần/ ngày, đánh kỹ các bề mặt của răng và sử dụng bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương răng và nướu.
- Sử dụng kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch triệt để những mảng bám cứng đầu.
Uống đủ nước
Uống nước sẽ giúp mảng bám trôi đi, hơi thở sẽ giảm được mùi hôi rất nhiều. Nếu không được bù đắp đủ nước bọt, vi khuẩn sẽ phát triển, gây ra hôi miệng. Thế nên, để khắc phục trường hợp này, bạn hãy uống đủ lượng nước trong ngày.
Hạn chế thực phẩm có mùi nặng
Một số món ăn có mùi nặng như: Mắm tôm, mắm ruốc,… sẽ lưu lại mùi trong khoang miệng sau khi ăn. Hành, tỏi, hút thuốc lá cũng tương tự, sẽ khiến khoang miệng có mùi khó chịu. Để hạn chế mùi hôi trong khoang miệng nên tránh những thực phẩm kể trên.
Cạo vôi răng định kỳ
Đến nha khoa định kỳ không chỉ là cách trị bệnh hôi miệng hiệu quả mà còn là giải pháp cho mọi vấn đề liên quan đến răng miệng. Theo lời khuyên của bác sĩ, khoảng 6 tháng/lần, bạn nên đến nha khoa để được cạo vôi răng. Sau khi cao răng được loại bỏ, vi khuẩn cũng được làm sạch, nhờ đó hơi thở sẽ trở nên thơm mát hơn.
Ở bài viết này, Nha khoa Đại Nam đã chia sẻ đến quý khách hàng những cách trị hôi miệng sau một đêm. Hi vọng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân cũng như các cách trị bệnh giúp cho mọi người có thể lấy lại được hơi thở thơm mát.
Mọi thắc mắc quý khách liên hệ 0964 444 999 để được tư vấn và hỗ trợ.
source https://nhakhoadainam.vn/14-cach-tri-hoi-mieng-sau-mot-dem/
Nhận xét
Đăng nhận xét