Người mắc bệnh tiểu đường có trồng Implant được không?

Người bệnh tiểu đường có trồng Implant được không là thắc mắc của nhiều khách hàng. Đây là một trong số các bệnh lý cần được lưu ý đặc biệt trong trồng răng Implant. Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, hãy cùng Nha khoa Đại Nam tìm hiểu ở bài viết dưới đây. 

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao. Sự bất ổn định của lượng insulin trong cơ thể là nguyên nhân của bệnh tiểu đường. Tiểu đường chia thành 2 dạng: 

  • Tiểu đường type 1: Nguyên nhân gây tiểu đường type 1 là do cơ thể thiếu hụt insulin để chuyển hóa glucose.
  • Tiểu đường type 2: Nguyên nhân gây tiểu đường type 2 là do cơ thể đề kháng với insulin, không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng.

Bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng hoặc lở loét, máu lưu thông kém và còn ảnh hưởng xấu đến tim mạch, gan, thận, mắt… trên cơ thể người bệnh. 

Tiểu đường là bệnh lý gây ra những biến chứng nguy hiểm
Tiểu đường là bệnh lý gây ra những biến chứng nguy hiểm

Vì sao bệnh tiểu đường lại ảnh hưởng đến quá trình trồng răng Implant?

Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng an toàn và hiện đại nhất hiện nay. Răng Implant bao gồm trụ và răng sứ, phần trụ sẽ được cấy trực tiếp vào xương hàm. Trụ Implant cần thời gian nhất định để tích hợp. Sau đó trụ sẽ được phần xương vào nướu bao bọc như chân răng thật. Vì thế, trụ răng rất chắc chắn và chịu được lực cao. 

Răng Implant có khả năng thay thế răng thật đảm bảo chức năng ăn nhai
Răng Implant có khả năng thay thế răng thật đảm bảo chức năng ăn nhai

Bác sĩ sẽ tiến hành rạch nướu để đặt trụ Implant vào xương hàm. Vết thương này tuy không lớn nhưng sẽ gây chảy máu. Với người tiểu đường, do đặc điểm máu khó đông nên quá trình lành thương có thể cần nhiều thời gian hơn. Điều này khiến nguy cơ nhiễm trùng sau khi trồng răng Implant.

Khi vết thương không may bị nhiễm trùng thì Implant được cấy sẽ bị phá hủy, dễ gãy, không thể thay thế được như răng thật. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các răng lân cận và cả vùng xương hàm. Bên cạnh đó bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có nguy cơ rất cao mắc các bệnh về răng miệng như viêm nha chu và viêm nướu. Đây là những tác nhân nguy hiểm làm cho vết thương bị nhiễm trùng và tạo biến chứng.

Vị trí cấy Implant bị viêm nhiễm, lộ trụ Implant ra ngoài
Vị trí cấy Implant bị viêm nhiễm, lộ trụ Implant ra ngoài

Người mắc bệnh tiểu đường có trồng Implant được không?

Với các ảnh hưởng đến sức khoẻ như đã đề cập thì người tiểu đường có trồng răng Implant hay không? Câu trả lời là CÓ, với điều kiện người bệnh phải đáp ứng những yêu cầu dưới đây: 

  • Khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp x-quang để đánh giá tình trạng xương hàm tại vị trí cấy ghép răng Implant. 
  • Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hoá để đánh giá chính xác tình trạng bệnh tiểu đường ở thời điểm cấy ghép.

Nếu người bệnh bị tiểu đường và tình trạng bệnh đã được kiểm soát tốt, ổn định thì khả năng được cho phép cấy ghép răng là trên 90%. Khi đáp ứng những yêu cầu trên thì người bệnh tiểu đường có thể cấy ghép Implant như người bình thường. 

Người bệnh tiểu đường có trồng Implant được không - có, nếu các chỉ số được kiểm soát
Người bệnh tiểu đường có trồng Implant được không – có, nếu các chỉ số được kiểm soát

Những lưu ý trước và sau khi cấy ghép Implant cho người mắc bệnh tiểu đường

Khi cấy ghép Implant, người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý những điều sau: 

  • Nếu muốn cấy ghép răng, bạn nên chọn trung tâm nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và các thiết bị y tế tiên tiến để giúp kiểm soát tốt quá trình điều trị.
  • Cần nghỉ ngơi, thư giãn để tâm trạng thoải mái, lạc quan trước và sau khi ghép răng.
  • Sau khi hoàn tất quá trình cấy ghép, phải tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ về chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng.
  • Tái khám định kỳ để phát hiện kịp thời và đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp nếu có vấn đề phát sinh.
Cần tuân theo hướng dẫn chăm sóc răng miệng của bác sĩ sau khi cấy Implant
Cần tuân theo hướng dẫn chăm sóc răng miệng của bác sĩ sau khi cấy Implant

Nha khoa Đại Nam – cơ sở cấy ghép Implant uy tín

Để quá trình cấy ghép Implant diễn ra an toàn và vết thương nhanh lành thì việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín là điều quan trọng. Nha khoa Đại Nam tự hào là địa chỉ trồng răng Implant uy tín hiện nay, kể cả cho những trường hợp chống chỉ định trồng Implant. 

Tại Nha khoa Đại Nam quy tụ đội ngũ bác sĩ tay nghề chuyên môn cao cùng với bề dày kinh nghiệm lên tới 20 năm, đã thực hiện thành công hàng nghìn ca cấy ghép Implant từ đơn giản đến phức tạp. 

Bên cạnh đó, Nha khoa Đại Nam còn có đủ hệ thống thiết bị hiện đại để phục vụ cho quá trình cấy ghép diễn ra an toàn, nhanh chóng. Ngoài ra, các trụ Implant mà Nha khoa Đại Nam sử dụng đều được nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới với nhiều phân khúc khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Nha khoa Đại Nam - cơ sở cấy ghép Implant uy tín và an toàn
Nha khoa Đại Nam – cơ sở cấy ghép Implant uy tín và an toàn

Trên đây là tư vấn tổng quan cho vấn đề “tiểu đường có trồng Implant được không?” Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho quý khách hàng. 

Liên hệ hotline Nha Khoa Đại Nam 0964 444 999 để được tư vấn miễn phí.

5/5 (1 bình chọn)


source https://nhakhoadainam.vn/tieu-duong-co-trong-implant-duoc-khong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngôi nhà ‘’Ba Gác’’ ồn ào

Nhiệt miệng ở lưỡi và những điều cần biết

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Những lưu ý khi bị nhiệt miệng