Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Những lưu ý khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến với nhiều người và thường gây đau đớn, khó chịu khi tiếp xúc với thức ăn hoặc giao tiếp hằng ngày. Vậy bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi và tránh cảm giác đau rát? Cùng Nha khoa Đại Nam tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là một loại vết loét nhỏ, hình thành và phát triển ở những mô mềm phía bên trong má và miệng.
Biểu hiện là xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm trong niêm mạc miệng đốm trắng to dần hơi mọng nước. Sau vài ngày sẽ đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10mm gây cảm giác đau rát làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.
Thường những vết trắng này sẽ tấy đỏ, sưng và gây đau nhức khi tiếp xúc đồ ăn, thậm chí là uống nước cũng gây khó chịu.
Nhiệt miệng bao lâu thì khỏi?
Bệnh lý nhiệt miệng tuy gây cảm giác đau rát, khó chịu nhưng lại không phải bệnh nguy hiểm đến sức khỏe. Thông thường nhiệt miệng sẽ khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Thời gian nhanh hay chậm phụ thuộc vào chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng của người bệnh.
Khi bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Để những vết nhiệt miệng hạn chế gây đau nhức và nhanh chóng chấm dứt thì chế độ ăn uống rất quan trọng. Dưới đây là những thực phẩm nên bổ sung khi bị nhiệt miệng.
Đồ ăn mềm, dễ nuốt
Khi bị nhiệt miệng, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau rát khi tiếp xúc thức ăn tại vị trí bị nhiệt. Do đó, nên ưu tiên các thực phẩm cũng như các món ăn mềm, dễ nuốt, không cần tác động lực nhiều để tránh bị đau rát. Vào những ngày này, thường thì người bệnh sẽ chán ăn vì sợ cảm giác đau. Điều này dẫn đến cơ thể bị thiếu chất, gây mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Những món ăn nên đưa vào thực đơn là cháo, súp để bồi bổ cho người bệnh.
Bổ sung rau xanh và trái cây
Đây là giai đoạn người bệnh cần bổ sung nhiều rau và trái cây. Vì trong rau xanh và trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và những khoáng chất có lợi cho cơ thể nhằm tăng sức đề kháng.
Mục tiêu của quá trình điều trị nhiệt miệng là làm cho vết loét nhanh lành. Và khoáng chất và vitamin là những thành phần có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng. Nên chọn những loại trái cây chín mềm để dễ ăn, hoặc ép lấy nước uống.
Ăn sữa chua khi bị nhiệt miệng
Sữa chua là một loại thực phẩm có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Sữa chua không trực tiếp giúp vết loét nhanh lành, nhưng khi ăn sữa chua cho cảm giác mát lạnh, dễ chịu.
Trong sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hấp thụ các dưỡng chất từ thức ăn góp phần chữa lành các tổn thương.
Ăn các loại đậu
Các loại đậu có tính mát, giải độc, thanh lọc cơ thể rất tốt. Nên bổ sung những món ăn chứa các loại đậu để góp phần hỗ trợ quá trình điều trị giúp các vết loét nhanh lành hơn, bệnh lý nhiệt miệng cũng vì thế mà thuyên giảm.
Ăn các loại thịt cá
Trong thời gian bị nhiệt miệng, việc bổ sung protein là điều không thể thiếu. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng, protein giúp cho quá trình lành vết thương trong khoang miệng diễn ra nhanh hơn.
Nên ưu tiên lựa chọn nguồn protein từ các loại cá, thịt vịt vì chúng có tính mát, có lợi cho sức khỏe. Những món ăn có thể chế biến từ chúng ví dụ như cáo, súp, các loại canh hầm,… vừa dễ ăn vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt
Sắt tham gia vào quá trình tái tạo hệ miễn dịch và tăng đề kháng cho cơ thể. Sắt cũng là yếu tố quan trọng tạo ra lượng máu cho mỗi người.
Các thực phẩm giàu chất sắt nên bổ sung khi bị nhiệt miệng là trứng, sữa, súp lơ xanh,… nhóm thực phẩm này có khả năng hỗ trợ làm lành các vết thương nhanh chóng.
Uống nước trà xanh
Lá trà xanh được đánh giá là loại thảo dược có tính mát, thanh lọc giải độc cơ thể rất tốt. Bên cạnh đó, trong lá trà xanh còn chứa các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn, giúp cho quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn.
Khi bị nhiệt miệng, uống trà xanh mỗi ngày sẽ giúp những cơn đau rát thuyên giảm, cùng với đó là vết loét sẽ nhanh lành hơn.
Uống nước rau má
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe đánh giá rằng rau má là một loại thảo dược có khả năng thải độc rất tốt. Ngoài ra còn có chức năng làm dịu các vết thương, giúp giảm đau, kháng viêm cực kỳ hiệu quả.
Trong nước rau má có chứa hoạt chất Triterpenoids làm lành vết thương. Người bệnh chỉ cần uống nước rau má vài ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Ăn canh rau ngót
Rau ngót là một trong những loại rau có tính mát, thanh nhiệt và rất tốt cho cơ thể. Trong thời gian bị bệnh nhiệt miệng, nếu ăn các món được chế biến từ rau ngót thì vết loét sẽ nhanh chóng lành hơn. Nên kết hợp rau ngót với các thực phẩm khác chứa nhiều protein để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Những thực phẩm nên tránh khi bị nhiệt miệng
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung trong giai đoạn bị bệnh nhiệt miệng thì có những thực phẩm bạn cần tránh trong những ngày này. Để quá trình điều trị nhiệt miệng diễn ra nhanh chóng và hạn chế đau rát thì bạn nên kiêng những thực phẩm sau đây:
Đồ ăn cay nóng
Vết loét sẽ rất dễ bị đau rát nếu tiếp xúc đồ ăn cay nóng trong giai đoạn này. Thậm chí những vết thương đó còn trở nên nghiêm trọng hơn, lây lan và làm nổi thêm những vết loét khác khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng đau rát và khó chịu.
Vì vậy, người bị nhiệt miệng chỉ nên ăn đồ ăn đã nguội hoặc không quá nóng, hạn chế đồ cay như ớt, hạt tiêu.
Các món chiên nướng nhiều dầu
Các món nhiều dầu mỡ như chiên, nướng sẽ khiến cơ thể bị nóng, điều này không tốt cho người bị nhiệt miệng. Ngoài ra, những đồ ăn chiên nướng đa phần sẽ cứng, khi ăn sẽ cọ xát vào vết thương khiến vết loét lâu lành hơn và đau nhức nhiều hơn.
Nên hạn chế đồ ăn chiên nướng vào thời gian này để vết loét không trở nên nghiêm trọng hơn.
Đồ ăn mặn
Khi bị nhiệt miệng nên tránh những đồ ăn mặn, lượng muối trong thức ăn sẽ khiến người bệnh đau rát và khiến vết thương lâu lành. Chỉ nên duy trì chế độ ăn có lượng muối vừa đủ để không gây ảnh hưởng đến vết thương nhưng cơ thể vẫn không bị thiếu hụt iot.
Đồ ăn chua
Đồ ăn chua thường chứa những nhóm acid khác nhau, chúng khiến có vết loét lâu lành và tăng cảm giác đau rát cho người bệnh khi ăn.
Đồ ăn chứa nhiều đường
Ăn thực phẩm nhiều đường trong những ngày bị nhiệt miệng là đang tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công khoang miệng. Điều đó đồng nghĩa với việc các vết loét sẽ bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, lâu lành hơn.
Do đó, người bị bệnh nhiệt miệng nên hạn chế các thức ăn ngọt trong thời gian này để những vết thương mau chóng lành và không bị viêm nhiễm.
Thức uống có cồn
Một trong những thực phẩm người bệnh nhiệt miệng cần kiêng đó là bia rượu và các thức uống có cồn. Nồng độ cồn sẽ khiến vết thương lành chậm hơn, có thể khiến vết loét trở nên nghiêm trọng. Khi uống những đồ uống có cồn thì vết loét sẽ trở nên xót, đau rát và cực kỳ khó chịu.
Người bệnh nên kiêng bia rượu ít nhất là đến khi các vết thương trong khoang miệng lành hẳn.
Cà phê
Cà phê là thức uống khiến đầu óc tỉnh táo, tuy nhiên lại không tốt cho người bị nhiệt miệng. Trong cà phê chứa thành phần acid salicylic gây kích ứng khi các mô trong khoang miệng trở nên nhạy cảm.
Trong thời gian bị bệnh nhiệt miệng, nên hạn chế cà phê hết mức có thể để các vết thương lành một cách an toàn.
Trên đây là những thông tin xoay quanh bệnh lý nhiệt miệng nên ăn gì và nên tránh những món ăn nào. Nhiệt miệng không phải là một bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên hãy quan tâm đến chế độ ăn uống để các vết thương lành nhanh chóng và hạn chế sự đau rát hết sức có thể. Ngoài ra có thể đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc hỗ trợ việc điều trị nhiệt miệng.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE Nha khoa Đại Nam 0964 444 999 để được giải đáp miễn phí.
{dangkyngay}
source https://nhakhoadainam.vn/nhiet-mieng-nen-an-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét