Đau răng sâu phát sốt có nguy hiểm không?

Đau răng sâu là một trong những vấn đề răng miệng thường gặp nhất, có thể gây sốt và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vậy đau răng sâu phát sốt có nguy hiểm không? Nha khoa Đại Nam sẽ giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu đau răng sâu phát sốt

Cơn đau răng sâu thường đi làm với các dấu hiệu khác, điển hình là sốt cao. Có thể nhận biết cơn đau sâu răng gây sốt qua những biểu hiện sau: 

  • Cơn đau răng xuất hiện từ nhẹ đến nặng, từ âm ỉ đến dai dẳng.
  • Có thể đau tại một răng hoặc đau tại nhiều răng khác nhau.
  • Răng bị ê buốt khi tiếp xúc thực phẩm nóng hoặc lạnh. Xảy ra tình trạng đau nhức khi tác động lực nhai lên răng bị sâu.
  • Cơn đau diễn ra nhiều hơn vào ban đêm.
  • Các mô nướu, chân răng bị sưng đỏ, mưng mủ thậm chí là chảy máu. 
  • Đau răng đi kèm với cơn sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, cơ thể mệt mỏi, suy nhược. 
Sốt là dấu hiệu đi kèm với cơn đau răng
Sốt là dấu hiệu đi kèm với cơn đau răng

Theo thống kê thì đau răng sâu gây sốt thường xảy ra với những người có hệ miễn dịch kém. Những người có thể trạng tốt, hệ miễn dịch tốt thì sẽ ít gặp phải tình trạng lên cơn sốt trong khi đau răng sâu. 

Tại sao đau răng sâu lại gây sốt?

Răng sâu nặng dẫn đến giai đoạn viêm tủy nghiêm trọng. Tủy răng bị tổn thương nên dễ bị tác động và gây ra cảm giác đau buốt. Ngoài cơn đau, viêm tủy răng cấp còn gây sốt nhẹ và khó khăn khi ăn uống, sinh hoạt. Nếu không điều trị sớm, vi khuẩn có thể lây lan sang các cơ quan lân cận dẫn đến sốt cao, sưng hạch góc hàm và làm phát sinh nhiều hệ lụy, biến chứng nặng nề. 

Đau răng sâu phát sốt khiến người bệnh mất ngủ
Đau răng sâu phát sốt khiến người bệnh mất ngủ

Ngoài ra răng sâu còn khiến chân răng bị ảnh hưởng rất nhiều. Lúc này chân răng có thể bị viêm nhiễm và làm xuất hiện các túi mủ, gây sưng nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng và đau nhức răng gây sốt nhẹ. Việc cơ thể nóng sốt lên theo các cơn đau nhức thể hiện bạn đã bị sâu răng rất nặng. 

Đau răng sâu phát sốt có nguy hiểm không?

Đau răng sâu phát sốt có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Bởi vì sốt là phản ứng của cơ thể khi xảy ra hiện tượng viêm nhiễm. Do đó, nhiều người lo ngại tình trạng đau răng gây sốt là dấu hiệu cho thấy các bệnh lý răng miệng đã tiến triển nặng.

Theo các chuyên gia, đau răng khi đã chuyển biến đến tình trạng xuất hiện những cơn sốt thì cần phải được điều trị ngay. Bởi vì đau răng gây sốt được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý sâu răng. 

Cơ thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cơn đau sâu răng
Cơ thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cơn đau sâu răng

Sâu răng khiến bạn bị sốt, đau nhức đầu, mệt mỏi do cơ thể mất nước, chán ăn, khó ngủ nhanh chóng dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Đặc biệt trong trường hợp đau răng sâu gây sốt diễn ra cùng với việc tủy răng bị hoại tử, tiêu chân răng,… nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn, thậm chí là tiêu xương hàm. 

Đau răng sâu gây sốt không chỉ là những cơn sốt thông thường mà đây là dấu hiệu báo động tình trạng răng miệng, bạn tuyệt đối không được phép chủ quan. 

Vi khuẩn sâu răng viêm nhiễm dẫn đến áp xe răng. Áp xe răng gây sưng nướu, nướu nhạy cảm, dễ chảy máu, hôi miệng, đau nhức răng và thường gây sốt nhẹ. Nếu áp xe răng xảy ra ở răng hàm còn có thể đi kèm với hiện tượng sưng hạch cổ dưới góc hàm.

Đau răng sâu phát sốt thì phải làm sao? 

Khi xuất hiện những cơn sốt khi đau răng thì hãy nhanh chóng đến phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ đau răng và diễn biến cơn sốt, bác sĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp. 

Sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm

Đau răng sâu gây ra cơn sốt là dấu hiệu cho thấy sâu răng đã đến giai đoạn báo động. Lúc này, để giảm cơn đau và cơn sốt thì ưu tiên sử dụng các loại thuốc giảm đau, kiểm soát viêm nhiễm. Các loại thuốc có thể sử dụng để giảm cơn đau răng sâu và hạ cơn sốt: 

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng trong nhiều các trường hợp đau răng gây sốt. Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Paracetamol (Acetaminophen). Nếu dị ứng với loại thuốc này, bác sĩ có thể chỉ định dùng Ibuprofen, Aspirin để thay thế.
Thuốc Paracetamol có tác dụng giảm đau tạm thời
Thuốc Paracetamol có tác dụng giảm đau tạm thời
  • Kháng sinh: Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc kháng sinh để có thể kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm. Các bệnh viêm nhiễm răng miệng đều xảy ra do các vi khuẩn sinh sống trong khoang miệng nên khó có thể tiêu diệt hoàn toàn. Chính vì vậy, kháng sinh thường được dùng trong 3 – 5 ngày để kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm trước khi đến bác sĩ để can thiệp các biện pháp nha khoa. 
  • Thuốc chống viêm: Đau răng sâu gây sốt đi kèm với trường hợp phổ biến nhất là sưng lợi, phù nề lợi. Do đó ngoài thuốc giảm đau, hạ sốt, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc chống viêm. Hai nhóm thuốc chống viêm thường dùng là thuốc chống viêm không steroid/ NSAID (Meloxicam, Ibuprofen, Naproxen,…) và corticoid đường uống (Prednisolon, Dexamethason).
  • Dung dịch súc miệng sát khuẩn: Ngoài việc uống các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại nước súc miệng có tác dụng sát khuẩn. Ưu tiên các dung dịch  sát khuẩn chứa: Zinc gluconate, Hydrogen peroxide, Chlorhexidine, Hexetidine,… Sử dụng sau khi đánh răng 2 lần/ngày để có thể tiêu diệt sạch vi khuẩn có hại tồn tại trong khoang miệng. 
Nước súc miệng Listerine có tác dụng diệt khuẩn
Nước súc miệng Listerine có tác dụng diệt khuẩn

Lưu ý: Không được tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. 

Các thủ thuật nha khoa 

Đau răng sâu gây sốt có thể dẫn đến áp xe răng, viêm lợi trùm và nhiều bệnh lý khác. Do đó sau khi sử dụng thuốc, bạn nên đến phòng khám để can thiệp các phương pháp chuyên sâu. 

Tùy thuộc vào tình trạng răng sâu mỗi người mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau: 

  • Trám răng: Trong trường hợp răng sâu có thể trám răng, bác sĩ sẽ nạo sạch những mô răng đã hỏng sau đó lấp đầy lỗ sâu bằng vật liệu trám để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. 
  • Điều trị tủy viêm và bọc sứ: Đối với răng sâu bị viêm tủy nặng, lỗ sâu đã lớn, thì ưu tiên điều trị tủy răng trước. Sau đó tiến hành bọc sứ để bảo vệ răng thật một cách tối ưu nhất.
Bọc răng sứ là phương pháp bảo vệ răng thật tối ưu nhất
Bọc răng sứ là phương pháp bảo vệ răng thật tối ưu nhất
  • Nhổ răng và phục hình răng mới: Nếu răng sâu quá nặng, viêm nhiễm lan rộng thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng sâu để bảo vệ các răng còn lại. Sau đó nên trồng răng mới để đảm bảo cả về mặt thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Có 2 hình thức trồng răng cho khách hàng lựa chọn: cầu răng sứtrồng răng Implant. Tùy vào điều kiện mỗi người, khách hàng sẽ chọn cho mình một hình thức phù hợp.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Kết hợp với những phương pháp nha khoa thì phải thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng. 

Nha khoa Đại Nam chia sẻ đến bạn các biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách:

  • Đánh răng ít nhất 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc sau các bữa ăn để ngăn sự hình thành mảng bám và hạn chế sự tấn công của vi khuẩn có hại đến răng.  
  • Bàn chải đánh răng là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn có hại. Vì vậy, bạn nên thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/ lần.
  • Ngoài chải răng, cần dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng 2 lần/ngày để tăng hiệu quả làm sạch. 
  • Sử dụng kem bôi chứa fluor để đẩy nhanh tốc độ tái khoáng và tăng độ cứng chắc cho men răng. Ngoài ra, có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu khoáng chất để cung cấp canxi, kẽm,… cần thiết cho sức khỏe răng miệng.
Chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa sâu răng
Chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa sâu răng

Vấn đề đau răng sâu phát sốt tuy là rất nguy hiểm nhưng nếu có phương pháp kịp thời thì đó không còn là vấn đề khó giải quyết nữa. Hãy chọn nha khoa uy tín để thăm khám và được bác sĩ tư vấn cho trường hợp của mình. 

Liên hệ Nha khoa Đại Nam hotline 096 4444 999 để được tư vấn cụ thể.

Đánh giá bài viết


source https://nhakhoadainam.vn/dau-rang-sau-phat-sot/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngôi nhà ‘’Ba Gác’’ ồn ào

Nhiệt miệng ở lưỡi và những điều cần biết

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Những lưu ý khi bị nhiệt miệng