Giải đáp thắc mắc: Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?

Răng số 8 còn gọi răng khôn, dây là vị trí răng thường bị sâu do nằm ở góc trong cùng của hàm. Vậy răng số 8 bị sâu có nên nhổ không? Nếu không nhổ thì sẽ gây ra những biến chứng gì? Cùng Nha khoa Đại Nam tìm hiểu ở bài viết dưới đây. 

Răng số 8 là răng nào?

Răng số 8 nằm ở vị trí trong cùng của hàm, thường được gọi là răng khôn. Chúng bắt đầu mọc và phát triển khi chúng ta bước vào độ tuổi trưởng thành (từ 17 – 25 tuổi). 

Vì răng số 8 mọc sau cùng vào lúc xương hàm đã phát triển hoàn thiện nên nó sẽ không còn đủ khoảng trống để phát triển. Có khi chỉ vừa nhú lên một chút đã bị lợi trùm lên hoặc mọc chen qua vị trí răng số 7 khiến cho răng này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không chỉ có vậy, vì răng số 8 mọc ở góc trong cùng nên việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn, từ đó dễ gây sâu răng, viêm nhiễm và gặp các bệnh về nướu. Điều này khiến người bệnh bị đau nhức thường xuyên.  

Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của hàm răng
Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của hàm răng

Nguyên nhân khiến răng số 8 bị sâu

Tình trạng răng số 8 bị sâu là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ lý do mọc ở trong cùng của hàm, vị trí này rất khó để vệ sinh hằng ngày. Ngoài ra, răng số 8 còn nằm bên cạnh những chiếc răng có chức năng ăn nhai chính của hàm, nên dễ bị bám thức ăn và vi khuẩn.

Bên cạnh đó, lý do sâu răng khôn có thể là bị lây nhiễm vi khuẩn từ một chiếc răng sâu khác trong hàm nhưng không được vệ sinh cẩn thận. Điều này có thể khiến răng số 8 bị sâu.

Do vị trí hạn chế nên việc vệ sinh trở nên khó khăn
Do vị trí hạn chế nên việc vệ sinh trở nên khó khăn

Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?

Khi răng số 8 bị sâu, gây ra những cơn đau nhức trong quá trình ăn nhai thì nên nhổ bỏ. Vì răng khôn không phải răng có chức năng ăn nhai chính nên khi nhổ bỏ sẽ không ảnh hưởng đến việc ăn uống của người bệnh. Một lý do khác nên nhổ bỏ răng khôn bị sâu là để bảo vệ những răng còn lại trong hàm. Vì khi răng khôn bị sâu mà không được điều trị thì vi khuẩn sẽ lây lan và làm những răng khác bị sâu. Nặng hơn có thể ảnh hưởng đến nướu, gây ra những bệnh viêm nha chu khác.

Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?
Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?

Khi nào nên nhổ răng số 8?

Nếu răng số 8 gây nên các vấn đề sau thì bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và nhổ răng: 

  • Răng số 8 mọc chèn ép răng số 7 khiến bạn bị đau đớn ngay cả khi ăn hoặc không ăn.
  • Trong trường hợp răng số 8 mọc chưa gây biến chứng nhưng hình ảnh X-quang cho thấy răng số 8 khi mọc có thể làm ảnh hưởng đến răng số 7;
  • Răng số 8 mọc ngầm gây viêm lợi và đau nhức dai dẳng, chỉ được phát hiện khi chụp X-quang;
  • Hình dạng của răng khôn bất thường (dị dạng, nhỏ), hay làm dắt thức ăn, nguy cơ sâu răng và viêm nha chu do răng khôn;
  • Nếu răng khôn bị sâu hoặc mắc các bệnh lý về nha chu thì nên nhổ bỏ;
  • Trong trường hợp bạn muốn niềng răng, làm răng giả hoặc có nhu cầu chỉnh hình, hay răng số 8 là nguyên nhân dẫn đến những bệnh lý toàn thân khác. 
Răng số 8 mọc chèn ép vị trí răng số 7 khiến lợi bị tổn thương
Răng số 8 mọc chèn ép vị trí răng số 7 khiến lợi bị tổn thương

Nói chung nếu muốn nhổ răng số 8 bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cẩn thận, chụp X-quang và thực hiện các xét nghiệm liên quan. 

Nhổ răng số 8 bị sâu có nguy hiểm không?

Nhổ răng số 8 hay còn được gọi là răng khôn khá phổ biến hiện nay. Đa số đều không để lại biến chứng nhờ vào trang thiết bị của các nha khoa giờ đã hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, nhổ răng số 8 gây ra những vấn đề nguy hiểm sau: 

  • Nhiễm trùng và viêm ổ răng đã phẫu thuật: Viêm nhiễm khiến hàm và lợi bị sưng và mưng mủ. Lúc này đã xuất hiện những cơn đau kéo dài, thậm chí phát sốt. Nguyên nhân có thể do sau khi nhổ răng khôn người bệnh đã không biết cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng hợp lý.
  • Nhiễm trùng huyết: Ổ răng khôn vừa nhổ nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu, xuất hiện những triệu chứng sốt cao, rét run,…
  • Dây thần kinh liên quan bị tổn thương: triệu chứng nhận biết tổn thương dây thần kinh do nhổ răng số 8 đó là tê và ngứa vùng lưỡi, răng, môi dưới và nướu. Các biểu hiện này thường xảy ra trong khoảng thời gian khá ngắn, ít có trường hợp bị vĩnh viễn 
Nhổ răng khôn rất dễ để lại biến chứng nếu không biết cách chăm sóc
Nhổ răng khôn rất dễ để lại biến chứng nếu không biết cách chăm sóc

Để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe thật kỹ trước khi tiến hành nhổ răng. Sau khi nhổ răng nên có phương pháp chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật tốt để tránh những bệnh lý nguy hiểm kể trên. 

Quy trình nhổ răng số 8 bị sâu

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì các bác sĩ phải tuân theo quy trình nhổ răng khôn chuẩn y khoa. Cụ thể như sau:

Thăm khám và lên phương pháp điều trị

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe cơ thể cho bạn, để đảm bảo bạn đủ tiêu chuẩn phẫu thuật. Ngoài ra, còn đánh giá sức khỏe răng miệng, tình trạng của răng đang gặp phải để có hướng xử lý tốt nhất cho bạn. Dưới đây là các tiêu chuẩn đánh giá bao gồm: 

  • Tình trạng sức khỏe hiện đảm bảo tốt để thực hiện phẫu thuật tiểu phẫu.
  • Không mắc các bệnh lý nền có thể ảnh hưởng đến phẫu thuật
  • Tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm và mức độ sâu răng
  • Kiểm tra tình trạng các răng liền kề

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và tiến hành gây tê

Sau khi kiểm tra nếu bạn đủ tiêu chuẩn thực hiện cuộc phẫu thuật thì bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn. 

Cùng lúc đó, bác sĩ sẽ gây tê niêm mạc giúp vùng phẫu thuật mất cảm giác. Do đó trong suốt quá trình nhổ răng bạn sẽ không hề thấy một chút đau đớn nào.

Gây tê sẽ khiến cho quá trình nhổ răng không đau đớn
Gây tê sẽ khiến cho quá trình nhổ răng không đau đớn

Tiến hành nhổ răng 

Do đặc điểm của răng khôn thường mọc thẳng và lệch 45 độ. Nên sẽ lựa chọn một trong 2 phương pháp dưới đây:

  • Trong trường hợp răng khôn số 8 liền kề với răng số 7 và bị kẹt với răng số 7: Bác sĩ sẽ khéo léo tháo kẹt và loại bỏ răng ra từ từ. Điều này nhằm tránh gây tổn thương cho vùng răng bên cạnh
  • Với trường hợp răng khôn mọc ngầm( là kiểu răng hay bị xương và nướu che phủ): Bác sĩ sẽ cẩn thận tiến hành lật vạt, mở cửa sổ xương để răng số 8 lộ ra và chia răng số 8 thành nhiều phần nhỏ để dễ dàng lấy từng phần nhỏ đó ra từ từ.

Cách chăm sóc sau khi nhổ răng số 8 bị sâu

Sau khi nhổ răng số 8 bạn phải chú ý chăm sóc cẩn thận để tránh tình trạng viêm nhiễm sau này. Nha khoa Đại Nam chia sẻ với bạn những cách sau: 

  • Chăm sóc vết thương cẩn thận: Giữ sạch và tránh nhiễm trùng ngay sau khi nhổ răng là cực kỳ quan trọng. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cắn nhẹ vào miếng bông gòn khô, tiệt trùng và giữ trong khoảng 30 – 45 phút để giảm chảy máu và giúp đông máu. Trong 24 giờ sau, bạn không nên hút thuốc, súc miệng mạnh hoặc đánh răng ở vùng mới nhổ.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Sau khi thuốc tê tan, tại vị trí nhổ răng sâu sẽ có cảm giác đau âm ỉ. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau (như paracetamol) nhưng KHÔNG dùng Aspirin (kể cả Aspirin PH8) vì chúng có thể sẽ làm tình trạng chảy máu nghiêm trọng hơn.
  • Chế độ ăn uống: Trong vài ngày đầu sau khi nhổ răng bạn nên ăn các thực phẩm loãng để hạn chế tác động lực nhai lên vùng răng vừa nhổ, cũng như hạn chế được việc thức ăn bị mắc kẹt tại vị trí trống do nhổ răng.
  • Chườm lạnh: Nên chườm túi đá lạnh lên mặt mỗi ngày 15 phút. Khi uống nước nên dùng ống hút để tránh áp lực lên ổ răng mới nhổ. Ngày tiếp theo sau khi nhổ răng, bạn bắt đầu súc miệng bằng nước muối ấm (nhưng không nuốt). Thông thường, cảm giác khó chịu sẽ giảm dần từ 3 ngày đến 2 tuần. 
Chườm đá lên vị trí răng số 8 vừa nhổ giúp giảm đau
Chườm đá lên vị trí răng số 8 vừa nhổ giúp giảm đau

Lưu ý: Hãy chọn nha khoa uy tín để thực hiện phẫu thuật nhổ răng số 8 bị sâu đảm bảo an toàn trong lúc nhổ và sau khi nhổ. 

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc răng số 8 bị sâu có nên nhổ không của nhiều người. Nha khoa Đại Nam rất mong được đồng hành cùng sức khỏe răng miệng của khách hàng. 

Liên hệ Nha khoa Đại Nam hotline 096 4444 999 để được tư vấn cụ thể.

5/5 (1 bình chọn)


source https://nhakhoadainam.vn/rang-so-8-bi-sau-co-nen-nho-khong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngôi nhà ‘’Ba Gác’’ ồn ào

Nhiệt miệng ở lưỡi và những điều cần biết

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Những lưu ý khi bị nhiệt miệng